Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ Tiếng Việt cho người mù --> nội dung chương trình phần tiếng việt xóa mù chữ từ lớp 1 đến lớp 3
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

nội dung chương trình phần tiếng việt xóa mù chữ từ lớp 1 đến lớp 3

 

Trong phần nội dung chương trình của môn tiếng Việt dưới đây, các vấn đề được trình bày gồm có:

- Toàn cảnh nội dung chương trình của các lớp 1, 2, 3.

- Các chuẩn về kiến thức và kĩ năng của các lớp 1, 2, 3.

- Gợi ý về cách thực hiện kiểm tra, đánh giá.
 

A. Nội dung dạy học của từng lớp, từ lớp 1-3

Lớp 1

1. Kiến thức (không có bài học riêng, học thông qua các bài thực hành kĩ năng)

a)  Tiếng Việt

- Ngữ âm và chữ viết

+ Âm và chữ ghi âm,ghi số.

+ Thanh điệu (ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng) và các dấu ghi thanh điệu (huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng).

+ Vần, tiếng.

+ Một số quy tắc chính tả: c/k, g/gh, ng/ngh.

+ Bảng chữ cái (giới thiệu).

- Từ vựng

- Từ ngữ về nhà trường, gia đình, lao động sản xuất, đất nước, thiên nhiên.

- Ngữ pháp

+ Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.

+ Câu (nhận biết trên chữ viết).

+ Nghi thức lời nói (chào hỏi, chia tay).

b)  Văn học

Một số câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản.

2. Kĩ năng

a)  Đọc

- Đọc chữ cái, chữ số cơ bản (từ 0 đến 9) và đọc các số thường gặp.

- Ghép vần, tiếng.

- Đọc trơn tiếng, từ, câu, đoạn, bài ngắn.

- Hiểu nghĩa của từ, câu trong văn bản.

- Thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

b)  Viết

- Viết chữ th­ường, chữ hoa theo mẫu; viết từ, câu và các chữ số.

- Viết dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.

- Chép câu ngắn.

- Viết chính tả đoạn văn, khổ thơ chứa câu ngắn (theo hình thức nhìn - viết, nghe - viết).

c)  Nghe

- Nghe trong hội thoại: nghe đọc (âm) con chữ, con số ; nhận biết sự khác nhau của các âm; nghe đọc tiếng, đọc từ, câu, văn bản ngắn.

- Nghe - hiểu: nghe hiểu từ, câu, văn bản ngắn.

- Nghe - trả lời câu hỏi.

- Nghe - viết khổ thơ, đoạn văn ngắn.

d)   Nói

- Nói trong hội thoại: nói rõ ràng, thành câu.

- Trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi.

- Dùng lời nói theo nghi thức giao tiếp như lời chào hỏi, chia tay…

- Nói về mình hoặc người thân.

- Kể lại một việc trong đời sống hằng ngày.

Lớp 2

1. Kiến thức (không có bài học riêng, học thông qua các bài thực hành kĩ năng)

a)  Tiếng  Việt                                                                                             

- Ngữ âm và chữ viết

+ Bảng chữ cái (tập ứng dụng vào đời sống).

+ Quy tắc chính tả : viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên ngư­ời và địa danh Việt Nam.

- Từ vựng

+ Từ ngữ về gia đình, sức khoẻ, kinh tế, môi trường, công dân.

+ Một số yếu tố Hán Việt thông dụng, thành ngữ và tục ngữ quen thuộc.

- Ngữ pháp

+ Dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.

+ Câu tường thuật, câu nghi vấn.

+ Câu đơn, hai bộ phận chính của câu.

b)  Tập làm văn

- Đoạn văn (nhận biết).

- Một số nghi thức lời nói: chào hỏi và đáp lời chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, đề nghị, yêu cầu.

c)  Văn học

- Một số bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản, thiết thực.

- Đoạn văn, khổ thơ.

2. Kĩ năng

a)  Đọc

- Đọc trơn câu, đoạn, bài ngắn thuộc văn bản hành dụng và văn bản nghệ thuật.

- Đọc thầm.

- Hiểu nghĩa của từ, câu trong đoạn, bài.

- Hiểu ý chính của đoạn, bài ngắn.

- Đọc một số sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách.

b)  Viết

- Luyện viết chữ th­ường, chữ hoa.

- Viết chính tả đoạn, bài ngắn theo hình thức nhìn-viết, nghe-viết (chú trọng viết một số phụ âm đầu và vần hay bị nhầm lẫn). Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài.

- Viết tên người và địa danh Việt Nam.

- Viết câu tường thuật, câu nghi vấn đơn giản theo gợi ý.

- Điền bản khai lí lịch, giấy mời (in sẵn), viết thời gian biểu.

- Viết tin nhắn, một số loại thiếp thường dùng.

- Dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

c)  Nghe

- Nghe trong hội thoại (chú ý thái độ lịch sự, có văn hoá): nghe hiểu các nghi thức lời nói trong đối thoại theo tập quán; nghe hiểu câu có nhiều vế câu.

- Nghe hiểu ý chung của văn bản ngắn có nội dung đơn giản, thiết thực.

d)  Nói

- Nói trong hội thoại (chú ý thái độ lịch sự, có văn hoá): đáp các nghi thức lời nói trong đối thoại; nói rành mạch kiểu câu có nhiều vế câu; biết nêu câu hỏi, lời đề nghị, yêu cầu, lời hứa…

- Nói về bản thân, gia đình hoặc tổ chức đoàn thể mình đang tham gia.

- Nói thành bài: kể lại nội dung chính của bài học, câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

3. Nội dung kiến thức thường dùng

- Đời sống gia đình.

- Bảo vệ sức khỏe.

-Kinh tế và thu nhập.

-Môi trư­ờng.

- ý thức công dân.

Lớp 3

1. Kiến thức (không có bài học riêng, học thông qua các bài thực hành kĩ năng)

a) Tiếng Việt

- Ngữ âm và chữ viết

- Cách viết tên riêng nước ngoài.

- Từ vựng

          + Từ ngữ và nghĩa của từ ngữ về gia đình, sức khoẻ, kinh tế và thu nhập, môi trường, ý thức công dân.   

+ Một số từ có yếu tố Hán Việt thông dụng, thành ngữ, tục ngữ thường gặp.

- Ngữ pháp

+ Dấu câu: dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.

+ Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.

+ Câu ghép.

- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ

+ Một số văn bản hành chính thường gặp (nhận biết)

+ Giản yếu về phép so sánh, phép nhân hoá.

b)   Tập làm văn

- Giản yếu về bố cục của văn bản.

- Tập tạo đoạn văn.

- Một số kiểu văn bản thường gặp: truyện kể, thư, văn bản hành chính (đơn, báo cáo, thông báo …)

c)   Văn học

- Một số đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn về lao động sản xuất, văn hoá xã hội, bảo vệ Tổ quốc.

- Nhân vật trong truyện.

- Vần trong thơ lục bát.

2. Kĩ năng

a)  Đọc

- Đọc trơn câu, đoạn, bài ngắn (văn bản hành chính, báo chí, phổ biến khoa học, nghệ thuật).

- Đọc thầm.

- Đọc hiểu:

+ Nghĩa của từ ngữ, câu trong ngữ cảnh (trong đoạn, trong bài, trong tình huống nói).

+ ý chính của đoạn, bài ngắn.

+ Một số sơ đồ, biểu bảng thường gặp, mục lục sách.

+ Nêu một vài nhận xét về nội dung bài đọc.

- Thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao có trong bài đọc.

b)  Viết

- Viết chính tả bài, đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nhìn-viết, nghe-viết,  nhớ-viết.

- Viết chính tả bài có lời thoại (có kiểu câu tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán).

- Ghi chép ý cần nhớ trong bài đọc.

- Viết một số câu, đoạn văn theo chủ đề cho sẵn.

- Viết tin nhắn, trình bày phong thư­.

- Điền vào tờ khai đơn giản, in sẵn; viết đơn, viết báo cáo theo mẫu.

- Dấu câu: dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.

- Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài.

c)  Nghe

- Nghe trong hội thoại: Nghe hiểu lời thoại (lời trình bày, lời hỏi, lời cầu khiến, lời bộc lộ cảm xúc) trong văn bản có chứa các lời thoại đó.

- Nghe hiểu các ý chính của văn bản thiết thực: văn bản quảng cáo, thông báo tin tức, văn bản phổ biến khoa học, v.v; nghe hiểu nội dung lời nói, ý kiến thảo luận trong sinh hoạt tập thể; nghe và kể lại chuyện.

- Nghe - viết đoạn văn, đoạn thơ, bài văn ngắn.

- Ghi tóm tắt ý khi nghe văn bản ngắn, có nội dung đơn giản.

d)  Nói

-Tập nhận xét về nhân vật trong các câu chuyện.

- Nói trong hội thoại: dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt tập thể (chú ý văn hoá ngôn ngữ), như cách nêu câu hỏi, nêu lời yêu cầu, trình bày sự việc, ý kiến…

- Nói thành bài: kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện (ngắn) đã nghe; thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản phổ biến khoa học có nội dung thiết thực.

- Giới thiệu các thành viên hoặc phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt tập thể.

- Trình bày “miệng một báo cáo ngắn về các hoạt động của tổ chức, đơn vị…

3. Nội dung kiến thức thường dùng

- Đời sống gia đình.

-Bảo vệ sức khỏe.

- Kinh tế và thu nhập.

- Môi trư­ờng.

- ý thức công dân.
 

  

Lượt xem : 2436 Người đăng :

Bình luận

Trần Minh Phụng

mua giáo án XMC giai đoạn 1

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo