Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ Tiếng Việt cho người mù --> hướng dẫn vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt ở các lớp xóa mù chữ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

hướng dẫn vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt ở các lớp xóa mù chữ

1. Một số phương pháp dạy học tiếng Việt

          Trong dạy học tiếng Việt ở các lớp xoá mù chữ, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tích cực hoá hoạt động học tập của HV, hình thành kiến thức và kĩ năng. Sau đây chỉ xin giới thiệu một số phương pháp dạy học thường dùng trong dạy học môn học.

a. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

          Đây là phương pháp được sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, chính tả, phong cách với mục đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức và cách thức cấu tạo, ý nghĩa của chúng trong nói năng. Các dạng phân tích ngôn ngữ: quan sát ngôn ngữ (là giai đoạn đầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định), phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp, phân tích ngữ nghĩa, phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương... Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói và viết văn.

b. Phương pháp luyện theo mẫu:

          Phương pháp luyện theo mẫu là phương pháp mà HV tạo ra các đơn vị ngôn ngữ, lời nói bằng mô phỏng lời thầy giáo, bằng làm theo bài tạp mẫu trong tài liệu học... phương pháp này gồm nhiều dạng bài tập như đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc đọc diễn cảm theo thầy giáo. Phương pháp này thường được sử dụng trên giờ tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

c. Phương pháp giao tiếp:

          Phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh động, vào giao tiếp bằng ngôn ngữ. Phương pháp này gắn liền với phương pháp luyện theo mẫu. Cơ sở của phương pháp giao tiếp là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp thì lời nói được coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. Dạy tiếng Việt theo hướng giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho từng cá nhân HV. Phương pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói còn những kiến thức lý thuyết thì được nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tượng đưa ra trong bài khoá. Để thực hiện phương pháp giao tiếp cần có môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp.

e. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

          Giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống sư phạm có chứa vấn đề; tổ chức, hướng dẫn HV phát hiện ván đề; thông qua đó HV chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng của phương pháp dạy học này là “HV được đặt vào tình huống có vấn đề”. Tình huống có vấn đề là tình huống khó khăn mà HV thấy cần và có khả năng vượt qua, nhưng không thể ngay lập tức mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ bằng sự nỗ lực về trí tuệ.

          Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có  nhiều ưu điểm và rất phù hợp với HV xoá mù chữ. Giải quyết ván đề không chỉ giúp phát triển tư duy và nâng cao tính tự lực, tích cực của HV; tạo hứng thú học tập cho HV mà còn giúp HV được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và cả phương pháp nhận thức thông qua việc giải quyết vấn đề. Hoạt động học tập này dần hình thành và phát triển ở HV các lớp xoá mù chữ năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực hết sức cần thiết để con người thích ứng với sự phát triển của xã hội. 

Việc tách ra từng phương pháp là để giải thích rõ nội dung của chúng. Trong thực tế dạy học, các phương pháp được sử dụng phối hợp chặt chẽ, không có phương pháp vạn năng. Điều quan trọng là phải nắm vững các điều kiện cụ thể của dạy học để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Các yếu tố liên quan trực tiếp tới lựa chọn phương pháp là nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, khả năng của HV, trình độ GV, điều kiện vật chất.

Ngoài ra, dạy Tiếng Việt xoá mù chữ còn phải sử dụng một số phương pháp dạy học khác như: trò chơi, trực quan, vấn đáp...

2. Hướng dẫn vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở các lớp xoá mù chữ
 

  

Lượt xem : 2286 Người đăng :

Bình luận

dinh thi nhat hanh

Xin chào trung tâm, em có người nhà đã gần 50 tuổi nhưng chưa biết đọc, biết viết. Em có thể tìm kiếm "tài liệu học xóa mù chữ tiếng viêt 1" ở đâu ạ? Em xin chân thành cảm ơn trung tâm.

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo