Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ Tiếng Việt cho người mù --> hướng biên soạn chương trình, mục tiêu và hướng dẫn thực hiện tài liệu học tập của toàn bộ phần tiếng việt (lớp 1-5)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

hướng biên soạn chương trình, mục tiêu và hướng dẫn thực hiện tài liệu học tập của toàn bộ phần tiếng việt (lớp 1-5)

 

1. Phương hướng xây dựng chương trình

Việc so sánh chương trình XMC&GDTTSKBC với chương trình Tiểu học và với các chương trình XMC đã có, cho thấy những đổi mới cần thiết của chương trình XMC&GDTTSKBC hiện hành. Để thực hiện việc đổi mới đó Chương trình hiện hành đã nêu rõ một số quan điểm trong việc xây dựng và phát triển chương trình.

Theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc xây dựng và phát triển chương trình căn cứ vào 3 quan điểm và tuân theo các định hướng cấu trúc nội dung sau đây.

1.1. Quan điểm trong việc biên soạn chương trình Tiếng Việt

Các quan điểm trong việc biên soạn chương trình gồm có:

- Quan điểm khoa học,

- Quan điểm sư phạm,

- Quan điểm thực tiễn. 

a)  Quan điểm khoa học

Chương tr×nh môn Tiếng Việt phản ánh những thành tựu ổn định của ngành khoa học về Tiếng Việt và Làm văn cho đến những thập kỉ cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI về hệ thống tiếng Việt, về mặt cấu trúc và mặt sử dụng tiếng Việt trong đời sống hằng ngày và trong một số lĩnh vực hoạt động xó hội.

Các kiến thức và kĩ năng trong chương trỡnh tiếng Việt và Làm văn được sắp xếp mạch lạc, bảo đảm tính tích hợp và sự liên thông giữa kiến thức thuộc về hệ thống ngôn ngữ với kiến thức về sử dụng ngôn ngữ và quan tâm đến các kiến thức thuộc các bộ môn khác trong chương tr×nh.

Chương trỡnh mụn Tiếng Việt được thiết kế theo quan điểm coi trọng các thành tựu của Tâm lí học và Lí luận dạy học hiện đại. Nội dung và phương pháp dạy học của chương trỡnh được định hướng vào đối tượng tiếp nhận là người lớn tuổi với những điều kiện học tập khụng chớnh quy.

b)  Quan điểm sư phạm

Chương trỡnh mụn Tiếng Việt (tương đương với cấp Tiểu học) được phát triển căn cứ vào yêu cầu về tính thống nhất và mở rộng dần theo mục tiêu của hai giai đoạn (giai đoạn thứ nhất gồm các lớp 1, 2, 3, giai đoạn thứ hai gồm các lớp 4, 5). Ở giai đoạn thứ nhất, môn Tiếng Việt tập trung vào việc trang bị các kiến thức ban đầu về ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ (về âm và chữ, từ vựng, ngữ pháp, một phần về biện pháp tu từ và phong cách ngôn ngữ, về nghi thức lời nói, về hội thoại) và rèn luyện các kĩ năng về nghe, nói, đọc, viết ở mức độ cơ sở. Ở giai đoạn thứ hai, các kiến thức trên được mở rộng và bổ sung, tập trung hơn ở mức độ văn bản ngắn hoàn chỉnh và đó cú cơ sở để triển khai sâu hơn vào việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, sử dụng ngụn ngữ viết, chỳ ý nhiều hơn đến các phong cách ngôn ngữ trong các lĩnh vực hoạt động xó hội.

Trong quan hệ với người học, chương trỡnh định hướng vào hoạt động học tập và rèn luyện tư duy của người học thông qua việc tạo điều kiện để học viờn hứng thỳ học tập và chủ động lĩnh hội kiến thức, cố gắng tự giải đáp các nội dung học tập theo định hướng nêu trong bài học.

Kiến thức về môn Tiếng Việt được chọn lọc theo tiêu chuẩn cơ bản, cần và đủ, xét trong mối quan hệ với đời sống thực tiễn của học viên. Các kiến thức này được trỡnh bày theo lối tớch hợp bờn trong bộ mụn Tiếng Việt (khụng học theo hệ thống kiến thức của giỏo trỡnh Tiếng Việt chuyờn dụng), đồng thời được tích hợp với các kiến thức hành dụng bằng cách dạy học tiếng Việt thông qua các kiến thức phổ thông về các lĩnh vực thực tiễn trong đời sống  và về văn chương nghệ thuật. Các kiến thức về tiếng Việt bảo đảm tính hệ thống trong mối quan hệ giữa các phân môn và tính phát triển của quá trỡnh học tập.

c)  Quan điểm thực tiễn

Chương trỡnh môn Tiếng Việt trước hết bảo đảm tính khả thi đối với học viên là người lớn tuổi, phần đông ở vùng xa trung tâm văn hoá, trong điều kiện học tập không tách khỏi công việc hằng ngày, với thời lượng hạn chế. Quan điểm này chi phối cả việc triển khai chương trỡnh lẫn việc thực hiện chương trỡnh.

Chương trỡnh tạo cơ sở cho ý thức cải thiện việc giao tiếp bằng ngụn ngữ theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với sự can thiệp mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Mặt khác, chương trỡnh trang bị cho học viờn những hiểu biết cú cơ sở văn hoá về xó hội, về con người, về thiên nhiên và phát triển năng lực nhận thức khoa học, năng lực tư duy. Trên cơ sở đó, học viên có thể đón nhận những tiến bộ về khoa học-công nghệ của thời đại thích hợp và hữu ích đối với đời sống hiện thực của học viên.
 

 

1.2. Định hướng cấu trúc nội dung của chương trình Tiếng Việt

Chương trình môn Tiếng Việt Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ được cấu tạo theo hướng:

  • Tương đương với chương trình cấp Tiểu học (Giáo dục phổ thông).
  • Dành cho học viên lớn tuổi chưa biết chữ.

Theo đó, mục tiêu trước hết giúp cho học viên biết chữ, cùng với biết chữ là nâng cao văn hoá giao tiếp bằng tiếng Việt và bước đầu tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ (ở giai đoạn 2, xem phần tiếp sau).

Nội dung chương trình được triển khai theo nguyên tắc tích hợp theo chiều dọc và theo chiều ngang. Theo cách tích hợp dọc (đồng tâm và phát triển), chương trình được phân bố thành giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất (tương đương với các lớp 1, 2, 3) tập trung vào việc hình thành các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Cụ thể là học viên đọc thông, viết thạo, hiểu nghĩa của từ, câu, văn bản ngắn cho trong sách và những tư liệu thường gặp trong đời sống hằng ngày, bước đầu nghe câu, nghe bài viết, viết được câu ngắn, bài ngắn, trình bày nói một cách mạch lạc bài ngắn thông dụng. Ngoài ra, giai đoạn thứ nhất cũng chú ý đến việc rèn luyện văn hoá giao tiếp.

- Giai đoạn thứ hai (tương đương với các lớp 4, 5) phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói lên trình độ cao hơn. Cụ thể là đọc đúng và hiểu đúng hơn nghĩa của từ, câu, văn bản ngắn đơn giản, kể cả các bài học về tự nhiên và xã hội-nhân văn của các môn học khác được đưa ra đồng thời trong sách; nghe hiểu được câu dài hơn và văn bản có nội dung xác định phù hợp với trình độ học viên; viết được câu dài hơn và văn bản có chuẩn bị; trình bày miệng có mạch lạc những đề tài nhỏ được học, hoặc được nghe truyền đạt. Ngoài ra, việc rèn luyện văn hoá giao tiếp được nâng lên mức hình thành ý thức ban đầu (chuẩn bị cho việc ứng dụng trong cuộc sống).

Theo cách tích hợp ngang (đồng quy và phối hợp), môn Tiếng Việt ở giai đoạn thứ nhất có quan hệ với các nội dung không tách rời cuộc sống thường nhật của học viên và bước đầu tiếp xúc với văn chương nghệ thuật ở dạng thường gặp như tục ngữ, ca dao, bài viết ngắn gọn. ở giai đoạn thứ hai, sự tích hợp ngang được thực hiện trong mối liên hệ với các môn học về tự nhiên và xã hội-nhân văn được đưa ra đồng thời với môn tiếng Việt; ngoài ra, việc học văn hoá giao tiếp và văn chương nghệ thuật được nâng lên mức có ý thức.

Nhìn chung, chương trình Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cố gắng bám sát chương trình Tiểu học. Tuy nhiên đối tượng tiếp nhận và điều kiện học tập (kể cả thời lượng) cũng như yêu cầu học tập hoàn toàn khác biệt với học sinh tiểu học cho nên không thể rập khuôn chương trình Tiểu học và cắt xén, rút gọn một cách máy móc được. Phần khác biệt rõ nhất của nội dung chương trình này so với nội dung chương trình Tiểu học là:

- Các nội dung dạy học về tiếng Việt được giới thiệu chủ yếu dưới hình thức “Ghi nhớ”, các bài học tập trung vào những điểm có tính chất tổng kết, hoặc cần đối chiếu so sánh để tránh nhầm lẫn. Chú ý nhiều hơn đến văn hoá giao tiếp.

- Giảm bớt phần ngôn ngữ văn chương, tăng thêm phần ngôn ngữ trong các phong cách khác như ngôn ngữ hành chính, phổ biến khoa học, ngôn ngữ báo chí-công luận và ngôn ngữ gắn với đời sống hằng ngày của học viên.

- Môn Làm văn chủ yếu tập trung vào việc hình thành ý niệm về dàn ý và thực hiện các bài viết, bài nói có mạch lạc gắn với cuộc sống của người lớn.
 

 

2. Mục tiêu, kế hoạch học tập phần Tiếng Việt chung cho 5 lớp

Chương trình XMC&GDTTSKBC quy định những mục tiêu sau đây đối với phần Tiếng Việt chung cho cả 5 lớp.

a. Mục tiêu

Như đã biết, phần “Tiếng Việt” trong chương trình XMC&GDTT SKBC, cũng như trong chương trình Tiểu học, là phần có vai trò to lớn. Tiếng Việt không chỉ là phần nhằm giúp cho người học sử dụng tiếng Việt một cách tốt hơn trong cộng đồng người Việt, mà quan trọng hơn nhiều, nó là môn học làm phương tiện để học viên có thể thâm nhập vào các môn học khác một cách thuận lợi; hơn nữa, nó là phương tiện chủ chốt giúp con người tự giáo dục suốt đời qua tài liệu trên báo chí, trong sách vở. Nói cách khác, đối với người Việt thời nay, chữ Việt là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người, nó là công cụ đa năng giúp cho con người tự phát triển theo suốt chiều dài của cuộc sống của mình.

Không phải vô cớ mà số tiết dành cho môn tiếng Việt trong từng lớp, cũng như trong tổng số cuối mỗi giai đoạn và cuối cả 5 lớp đều nhiều hơn tất cả các môn khác (700 tiết). Rõ ràng, không có các kiến thức của môn tiếng Việt, người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận các kiến thức thuộc các môn học khác, chưa nói đến việc tiếp tục học tập, hoặc tiếp tục tự học, tự phát triển tiếp theo về sau.

Học môn Tiếng Việt trong chương trình XMC&GDTTSKBC, học viên cần nhằm đến 3 mục tiêu cụ thể sau đây :

(1) Hình thành và phát triển được các kiến thức cơ sở có tính chất hệ thống về ngôn ngữ Việt Nam và việc sử dụng nó trong đời sống hằng ngày, trong một số lĩnh vực giao tiếp nhất định.

(2) Có được kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, tiếp nhận kiến thức của các môn học khác, các kiến thức hành dụng thích hợp và giao tiếp trong xã hội.

Biết phương pháp học tập, phương pháp tư duy, phương hướng vận dụng các kiến thức thu nhận được làm cơ sở  cho việc học tập  suốt đời.

(3) Có tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp  của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.                                  

b.  Kế hoạch dạy học chung của 5 lớp

Số tiết trong chương trình XMC&GDTTSKBC dành cho toàn bộ phần tiếng Việt là 700 tiết, được phân phối vào 5 lớp như sau.

 

Lớp

Tổng số tiết / năm

1

180

2

140

3

140

4

120

5

120

 

Số tiết dành cho phần tiếng Việt trong từng buổi học và số buổi học trong tuần do cơ sở quyết định theo tình hình cụ thể của địa phương.
 

 

3. Hướng dẫn thực hiện tài liệu học phần Tiếng Việt chung 5 lớp

Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ đã được thực hiện trong việc biên soạn thành bộ tài liệu gồm 5 tập, ứng với các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 cấp Tiểu học. Để thực hiện tốt chương trình, khâu quan trọng là việc dạy và học theo các tài liêu đã được biên soạn. Dù tài liệu biên soạn có tốt bao nhiêu đi nữa mà việc tổ chức dạy và học không được chu đáo thì cũng không thể thành công. Cho nên việc định hướng phương pháp dạy và học là cần thiết. Tất nhiên, định hướng này không thể và càng không phải là cứng nhắc, bất di bất dịch, nhưng nó vẫn là phương hướng đã được cân nhắc và người thực hiện nên tham khảo và thực hiện được càng nhiều càng tốt. Những sự điều chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương cũng rất cần thiết để việc thực hiện chương trình có hiệu quả tốt.

Để người thực hiện việc dạy học có định hướng cụ thể, việc hướng dẫn chung (đối với tất cả các môn trong chương trình) gồm trong hai điểm :

- Phương pháp dạy học.

- Đánh giá kết quả học tập của học viên.

3.1 Phương pháp dạy học 

Chương trình lấy tư tưởng dạy học tập trung vào người học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong học tập làm phương châm trong việc thực hiện phương pháp dạy học. Phương pháp tổ chức hoạt động học tập phù hợp với đặc trưng bộ môn và với độ tuổi của học viên là đường lối cụ thể để thực hiện phương châm đó. Đối với người lớn học chữ việc rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, thảo luận vẫn cần thiết, nhất là ở giai đoạn thứ nhất, tuy nhiên quan trọng hơn là hình thành ý thức về tiếng Việt và ý thức về việc sử dụng ngôn ngữ Việt Nam. Người Việt dùng tiếng Việt theo kiểu tiếp nhận tiếng Việt một cách tự nhiên trong môi trường xã hội qua các giai đoạn trưởng thành. Cho nên dạy học tiếng cho người lớn bản ngữ là cố gắng giúp họ ý thức được cách tổ chức của tiếng nói đó và cách sử dụng nó một cách có ý thức (không chỉ hoàn toàn tự nhiên). Việc này được thực hiện chủ yếu bằng cách phân tích ngữ liệu và đối chiếu những hiện tượng giống nhau (ví dụ như hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa), những hiện tượng khác nhau (ví dụ như hiện tượng trái nghĩa, nhiều nghĩa) của bản thân hệ thống tiếng Việt và trong cách sử dụng tiếng Việt (ví dụ như để thực hiện một lời sai khiến có thể dùng những cách diễn đạt khác nhau phù hợp với đối tượng tiếp nhận). Việc sử dụng trò chơi trong việc học tiếng đối với người lớn vẫn có tác dụng nhưng không hoàn toàn giống như ở học sinh tiểu học.

Hình thức tổ chức học tập đối với chương trình này chủ yếu là học theo lớp, học nhóm và học cá nhân. Một biến dạng của hình thức học nhóm là “học thầy không tầy học bạn”, tức là khuyến khích việc học hỏi lẫn nhau ở mọi nơi, mọi lúc.

Việc đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc đổi mới thiết bị dạy học, điều này trước mắt chưa thể được đặt ra với chương trình Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Cần cố gắng cung cấp trang thiết bị dạy học và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia chương trình này. Tuy nhiên, đối tượng học tập và điều kiện học tập chương trình này khác hẳn chương trình Tiểu học, nên cần thiết phải có sách dùng riêng cho chương trình này.

3.2. Đánh giá kết quả học tập của học viên

a. Về phương thức đánh giá

Hai phương thức đánh giá kết quả học tập của học viên - đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì - đều được sử dụng trong quá trình dạy học. Đánh giá thường xuyên được thực hiện chủ yếu dưới hai hình thức: đánh giá nội dung cũ (có khi không thành bài học) trước khi chuyển sang nội dung mới, với yêu cầu nhắc lại nội dung đã học và đánh giá cuối từng phần học, từng cụm nội dung có chung một đề tài với yêu cầu tổng kết và ôn. Đánh giá định kì được thực hiện cuối mỗi phần học tương đương với một lớp của chương trình Tiểu học, trong đó có hai định kì quan trọng là định kì cuối giai đoạn thứ nhất (tương đương cuối lớp 3 Tiểu học) và định kì cuối giai đoạn thứ hai, cuối chương trình học (tương đương cuối lớp 5 Tiểu học).  

b. Về tiêu chuẩn đánh giá

Chất lượng đánh giá chủ yếu dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình môn Tiếng Việt xác định theo từng giai đoạn. Chuẩn kiến thức và kĩ năng là cơ sở của việc soạn đề kiểm tra. Việc đánh giá thái độ đối với môn học của học viên được kết hợp trong việc đánh giá kiến thức và kĩ năng.

c. Về định hướng đổi mới cách đánh giá

Ba phương diện đánh giá trong định hướng đổi mới cách đánh giá được ứng dụng như sau:

- Đổi mới mục đích đánh giá: bên cạnh việc đánh giá để phân loại học lực của học viên, việc đánh giá còn cần thiết cho việc cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy và học để giáo viên rút kinh nghiệm, cán bộ quản lí giáo dục điều chỉnh nội dung chương trình, sách hướng dẫn, điều kiện dạy và học, phương pháp dạy và học… thích hợp với từng loại đối tượng cụ thể, từng địa phương cụ thể.

- Đa dạng hoá công cụ đánh giá: kết hợp đánh giá bằng tự luận, bằng trắc nghiệm khách quan (có thể giản đơn qua câu hỏi đúng/ sai, hoặc qua việc lựa chọn một trong vài ba phương án được đưa ra, hoặc bằng cách cho lắp ráp những phần cho sẵn v.v…)

- Đổi mới chủ thể đánh giá: chủ thể đánh giá không chỉ là giáo viên mà còn là học viên. Giáo viên tổ chức cho học viên tự đánh giá kết quả học tập của chính mình và của học viên khác, gợi mở con đường tự học cho học viên.

d. Về hướng dẫn thực hiện sự đánh giá

Việc đánh giá thường xuyên nội dung đã học được thực hiện chủ yếu ở phần đầu đầu tiết học bằng những câu hỏi, bài tập có tính chất ôn luyện, vì đối tượng học của chương trình này không có nhiều thì giờ học tập ở nhà.

Việc đánh giá định kì được tổ chức hai lần trong phần học tương ứng với một lớp của tiểu học. Như vậy có 6 lần cho giai đoạn thứ nhất và 4 lần cho giai đoạn thứ hai. Tuỳ tình huống cụ thể,  lần đánh giá cuối mỗi giai đoạn có thể kết hợp với lần đánh giá thứ sáu của giai đoạn thứ nhất và lần đánh giá thứ tư cuối giai đoạn thứ hai, hoặc tổ chức riêng. Lần đánh giá cuối giai đoạn thứ hai có giá trị tương ứng với sự đánh giá kết thúc chương trình tiểu học.

3.3. Vận dụng chương trình theo đặc điểm cụ thể của các lớp, các địa phương và đối tượng học viên khác nhau

Chương trình Tiếng Việt là bộ phận chiếm nhiều thời gian nhất của toàn bộ Chương trình Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (giai đoạn tương đương với Chương trình cấp Tiểu học), đồng thời đây cũng là một bộ phận có tính chất cơ sở cho việc học tập tiếp tục và suốt đời của học viên. Mặt khác, học viên của chương trình này rất đa dạng, cho nên một chương trình không thể đáp ứng được tất cả mọi học viên.

Vì lẽ trên, chương trình này nhất thiết phải được vận dụng theo đặc điểm của từng lớp học, từng địa phương và từng nhóm đối tượng học viên khác nhau. Chương trình này thiết kế chủ yếu đáp ứng yêu cầu của đại đa số học viên của các vùng phát triển trung bình, kiểu như vùng nông thôn đồng bằng và vùng nông thôn trung du. Theo đó các vùng đô thị phát triển và vùng sâu, vùng xa phải có kế hoạch thực hiện sát hợp hơn và có thể gia giảm cho thích hợp, nhưng phải bảo đảm đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình. Vùng công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, với các nhóm học viên không gắn bó với nông nghiệp, cũng cần có kế hoạch thực hiện thoả đáng (như bổ sung bài đọc về kĩ thuật, về các ngành nghề cụ thể…). Vùng có đồng bào dân tộc mà có khả năng thực hiện chương trình này cũng cần có sự chú ý đặc biệt sao cho thích hợp với chương trình này.

 

 

  

Lượt xem : 1686 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo