Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ Tiếng Việt cho người mù --> giới thiệu chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

giới thiệu chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

 

bộ giáo dục và đào tạo

 

tài liệu

 

"tập huấn thực hiện chương trình và hướng dẫn sử dụng tài liệu học

chương trình XMC và GDTTSKBC"

 

 

môn: tiếng Việt

Lớp 1

 

 

Hà nội- 2009

 

phần thứ nhất

giới thiệu chương trình xoá mù chữ

và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

 

Mở đầu

Học tập là một việc hết sức bổ ích và cần thiết, nhất là trong một thế giới đang phát triển mạnh về mọi mặt như ngày nay, cho nên “được học tập là một niềm hạnh phúc”. Tuy nhiên, học tập là một việc chẳng dễ dàng chút nào! Và chính vì nó chẳng dễ dàng nên nó càng có giá trị. Muốn học một cách chủ động (không quá lệ thuộc vào người khác, vào hoàn cảnh) thì con đường tốt nhất là thông qua sách báo. Vậy nên, biết chữ là điều kiện hết sức cần thiết và là điều kiện quyết định đầu tiên.

Thế nhưng trong thực tế xã hội, không chỉ riêng ở nước ta, không phải ai cũng có điều kiện để hưởng niềm hạnh phúc to lớn đó. Có người không biết chữ do không đủ điều kiện học tập từ thuở tuổi học đường, có người cũng đã từng học chữ, nhưng vì những điều kiện riêng không thể tiếp tục học và qua một thời gian chữ nghĩa mai một, lại trở thành người không biết chữ.

Người không biết chữ được gọi một cách hình ảnh là người “mù chữ”, tên gọi “mù chữ” trong trường hợp này không phải là một thứ bệnh lí có thể đưa vào bệnh viện để chữa cho khỏi. Cái gọi là “bệnh mù chữ” là một căn bệnh của người vốn đã biết chữ mà rồi do sự tổn thương của não bộ không tài nào nhận ra được chữ để có thể đọc và viết được (tương tự như bệnh “mù màu” là thứ bệnh không có khả năng phân biệt các màu sắc và có thể chữa khỏi nhờ sự can thiệp của y tế). Do không phải là một thứ “bệnh”, từ thuở ban đầu hiện tượng “mù chữ” ở nước ta đã được các vị tiền bối gọi là “nạn” chứ không phải là “bệnh”. Thứ “nạn” này có mặt là hoàn cảnh của từng người, nó có mặt ở khắp các nơi trên thế giới, kể cả ở một số nước tiên tiến.

Ngay từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã chăm lo việc “xoá nạn mù chữ”, nhằm đem ánh sáng của tiến bộ, của văn minh đến với từng người dân lao động. Đó là một chính sách được thực thi một cách bền bĩ trong hơn 60 năm qua, và tính đúng đắn của nó ngày càng được chứng minh trên thực tế. Cái gọi là “xoá nạn mù chữ” của ta từ hàng chục năm trước ngày nay đã trở thành một bộ phận thiết yếu trong việc tạo điều kiện để con người có thể “học tập suốt đời”, đây không chỉ là một khẩu hiệu mà là một đường lối đã và vẫn đang được tích cực hưởng ứng trên toàn hành tinh của chúng ta. Nói như vậy để có thể nhận ra rằng sách lược này của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đúng đắn từ đầu cho đến ngày nay, và cho cả mai sau; tính chất đúng đắn của chính sách này thể hiện rõ năng lực hoà nhập với đường lối chung của tất cả các nước trên thế giới: tạo điều kiện để con người được giáo dục suốt đời.

Những điều vừa nêu đủ để chứng minh cho sự cần thiết, không thể thiếu được, của công việc mà chúng ta đang thực hiện, cái công việc tưởng chừng nhỏ nhoi, không phải quan tâm nhiều, mà ý nghĩa thật là đáng kể.

Hôm nay, chúng tôi và các bạn tụ họp lại đây, để bắt đầu một giai đoạn mới trong cái tiến trình mà nước Việt Nam đã khởi đầu cách đây hơn 60 năm: nếu như trước đây trọng tâm là “xoá nạn mù chữ” thì cái mới của ngày hôm nay là “kích thích việc học tập thường xuyên”, cụ thể là “giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ”! Một giai đoạn mới thực sự, mới trong chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mới trong điều kiện đất nước đang phát triển với tốc độ chưa từng có so với vài chục năm trở về trước, mới trong việc hoà nhập với chủ trương “con người có điều kiện học tập suốt đời” trên quy mô thế giới. Và tất nhiên cũng phải mới trong công việc thực tế, đó là mới trong chủ trương thay đổi Chương trình dạy-học, mới trong Tài liệu dạy học, mới trong Phương pháp dạy học. Đây cũng là ba đề mục chúng ta cần bàn bạc để có thể nắm được trong chừng mực có thể thực thi có hiệu quả.

Trong tinh thần đó, tôi xin phép được trình bày, chủ yếu là với quý vị và các bạn có trách nhiệm thực hiện chủ trương này và liên quan chặt chẽ đến Chương trình và Tài liệu học tập đã được biên soạn, các nội dung khái quát sau đây.

 

I. VỀ CHƯƠNG TRèNH XOÁ MÙ CHỮ VÀ GIÁO DỤC TIẾP TỤC SAU KHI BIẾT CHỮ

“Chương trỡnh xoỏ mự chữ và giỏo dục tiếp tục sau khi biết chữ” đó được Bộ Giáo dục và Đào tạo ấn hành theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trỡnh nờu sự cần thiết phải đổi mới so với các chương trỡnh đó cú từ trước và nêu những yêu cầu về nội dung, về chuyên môn. Sau đây là các điểm cụ thể trong chương trỡnh.

1.  Sự cần thiết phải đổi mới chương trỡnh xoỏ mự chữ và giỏo dục tiếp tục sau  khi biết chữ

Việc đổi mới chương trỡnh Xúa mự chữ và Giỏo dục tiếp tục sau khi biết chữ là cần thiết và cấp bỏch, xuất phỏt từ những lớ do sau đây:  

a. Chủ trương đổi mới chương trỡnh của Đảng, Nhà nước và Quốc hội

Cùng với việc đổi mới chương trỡnh và sỏch giỏo khoa của phổ thụng theo NQ 40/2000 cuả Quốc Hội, cỏc chương trỡnh của GDTX cũng cần được đổi mới, trong đó có chương trỡnh Xúa mự chữ và Giỏo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

Kế hoạch Hành động Quốc gia Giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/7/2003 đó đề ra mục tiêu “Nâng cao chất lượng và sự phù hợp của chương trỡnh XMC và Sau XMC” cho thanh thiếu niờn và người lớn. Cụ thể xây dựng chương trỡnh và tài liệu mới về XMC, Sau XMC theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với học viên là người lớn, đặc biệt là phụ nữ và người dân tộc.

          QĐ 112//2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng xó hội học tập” giai đoạn 2005-2010 nêu nhiệm vụ “Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chương trỡnh xoỏ mự chữ, chương trỡnh bổ tỳc …” theo hướng ngày càng tiếp cận với chương trỡnh của phổ thụng.

b. Xuất phát từ sự bất cập, hạn chế và không phù hợp của các chương trỡnh XMC, Sau XMC, chương trỡnh Bổ tỳc tiểu học hiện hành

Trước đây, học viên các lớp XMC học theo các chương trỡnh sau:

- Chương trỡnh XMC được xây dựng từ đầu những năm 90

- Chương trỡnh Giỏo dục tiểu học hệ bổ tỳc (Ban hành theo Quyết định số 3606/GD-ĐT, ngày29/8/1996)

- Chương trỡnh Bổ tỳc tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 46/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 

Tuy nhiên, đến nay các chương trỡnh đó lạc hậu, khụng phự hợp và chưa bám sát định hướng đổi mới chương trỡnh và SGK của tiểu học theo Nghị quyết 40/2000 của Quốc hội khoá IX. Nhiều nội dung không cập nhật. Thời lượng quá ít và chuẩn kiến thức, kĩ năng quá thấp so với chương trỡnh tiểu học mới.

Vỡ vậy, để nâng cao chất lượng và để dần tiếp cận với chuẩn của chương trỡnh tiểu học mới, Bộ GD-ĐT quyết định xây dựng chương trỡnh Xúa mự chữ và Giỏo dục tiếp tục sau khi biết chữ mới. 

2. Mục tiêu của chương trỡnh Xúa mự chữ và Giỏo dục tiếp tục sau khi biết chữ 

Chương trỡnhXóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ nhằm tạo cơ hội học tập thứ hai cho thanh thiếu niên và người lớn chưa được đi học bao giờ hoặc phải bỏ học tiểu học giữa chừng để đạt được trỡnh độ tiểu học. 

Chương trỡnh Xúa mự chữ và Giỏo dục tiếp tục sau khi biết chữ nhằm cung cấp cho học viờn những kiến thức hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiờn, xó hội và con người, giúp họ nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống hoặc tạo điều kiện cho học viên tiếp tục học Trung học cơ sở.

3. Một số yêu cầu quán triệt khi xây dựng Chương trỡnh Xúa mự chữ và Giỏo dục tiếp tục sau khi biết chữ 

Để bảo đảm mục tiêu trên, khi xây dựng Chương trỡnh Xúa mự chữ và Giỏo dục tiếp tục sau khi biết chữ đó quỏn triệt cỏc yờu cầu sau:

- Bảo đảm phù hợp với đối tượng là người lớn. (Ngắn gọn, Cơ bản, Tinh giản, Thiết thực và Vận dụng ngay)

- Bảo đảm tương đương, bảo đảm chuẩn của chương trỡnh Tiểu học để những người có nhu cầu có thể học tiếp lên THCS. Đây là một yêu cầu mới đối với chương trỡnh Xúa mự chữ và Giỏo dục tiếp tục sau khi biết chữ lần này.   

Vỡ vậy, khi xõy dựng chương trỡnh Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ đó dựa vào cỏc căn cứ sau:

- Chuẩn của chương trỡnh Tiểu học và cỏc định hướng đổi mới hiện nay của giáo dục tiểu học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và cách kiểm tra, đánh giá v.v…

- Đặc điểm, nhu cầu, vốn hiểu biết, kinh nghiệm đó cú của người lớn, cũng như điều kiện và khả năng thực tế của họ.

- Kinh nghiệm xây dựng chương trỡnh XMC và Sau XMC trước đây.   

4. Kế hoạch dạy học

Khác với chương trỡnh Tiểu học, chương trỡnh XMC&GDTT SKBC được cấu trúc thành 2 giai đoạn kế tục nhau, nhưng có tính độc lập tương đối của mỗi giai đoạn. Giai đoạn 1 chủ yếu dành cho việc học chữ với mục tiêu đọc thông viết được, chuẩn bị tốt cho việc học ở giai đoạn 2. Giai đoạn 2, ngoài việc tiếp tục học chữ, trọng tâm chuyển sang việc học các kiến thức hành dụng, làm quen với việc đọc sách, đọc báo.

Giai đoạn I: Giai đoạn Xoá mù chữ (Lớp 1,2,3)             

- Giai đoạn I dành cho những người chưa đi học bao giờ, bỏ học dở chừng hoặc những người tái mù chữ trở lại

- Giai đoạn I học 3 môn (Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xó hội)

- Giai đoạn I được thực hiện trong 250 buổi học. Mỗi lớp 80-85 buổi (Mỗi buổi 3 tiết)

- Sau khi hoàn thành giai đoạn I, nếu qua kiểm tra đạt yêu cầu, học viên được cấp giấy chứng nhận biết chữ.

Giai đoạn II: Giai đoạn Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (Lớp 4,5)

- Giai đoạn này dành cho những người mới được công nhận biết chữ hoặc những người bỏ học lớp 4, 5 trước đây.

- Giai đoạn này học 4 môn (Tiếng Việt, Toán, Khoa học; Lịch sử và Địa lí)

- Giai đoạn này được thực hiện trong 180 buổi học. Mỗi lớp 90 buổi. Mỗi buổi 3 tiết.

 

Mụn học

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Toàn cấp

(tiết)

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

TỔNG

SỐ

Lớp 4

Lớp 5

TỔNG SỐ

Tiếng Việt

180

140

140

460

120

120

240

700

Toỏn

60

85

85

230

80

80

160

390

TN-XH

0

30

30

60

0

0

0

60

Sử-Địa

0

0

0

0

35

35

70

70

Khoa học

0

0

0

0

35

35

70

70

Tổng số tiết

240

255

255

750

270

270

540

1.290

Số buổi học (3tiết/buổi)

80

85

85

250

90

90

180

430

 

5. So sỏnh chương trỡnh XMC&GDTTSKBCvới chương trỡnh Tiểu học và cỏc chương trỡnh XMC, sau XMC trước đây

5.1 So sỏnh chương trỡnh XMC&GDTTSKBCvới chương trỡnh tiểu học

a. Về số mụn học 

- Có 5 môn học (giai đoạn I: 3 môn; Giai đoạn II: 4 môn) đó là: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xó hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.

- Học viên người lớn không học môn Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật và Thể dục

- Nội dung hành dụng (bao gồm cả một số nội dung của môn Đạo đức) sẽ được lồng ghép vào các bài tập đọc, các bài khoá của môn Tiếng Việt.

b. Về thời lượng

Thời lượng của toàn bộ chương trỡnh là 1.290 tiết (Tiểu học: 2.870 tiết), trong đó:

- Môn Tiếng Việt sẽ tập trung ưu tiên học ở Lớp 1: 180 tiết. Sau đó sẽ giảm dần xuống 140 tiết ở lớp 2,3 và chỉ cũn 120 tiết ở lớp 4,5. Tổng số thời lượng toàn cấp dành là: 700 tiết (Tiểu học: 1.610 tiết)

- Thời lượng dành cho môn Toán: 390 tiết (Tiểu học: 840 tiết)

- Mụn Tự nhiờn-Xó hội: giảm từ 140 tiết cũn 60 tiết

- Mụn Khoa học: giảm từ 140 tiết xuống cũn 70 tiết

- Môn Lịch sử và Địa lí: giảm từ 140 tiết xuống cũn 70 tiết

5.2 So sỏnh chương trỡnh XMC&GDTTSKBCvới chương trỡnh XMC, chương trỡnh sau XMC cũ

a) Về thời lượng

 

 

CT 1996

CT 2003

CT Mới (2007)

Giai đoạn I

150 buổi

150 buổi

250 buổi

Giai đoạn II

96 buổi

150 buổi

180 buổi

Tổng số buổi

246 buổi

300 buổi

430 buổi

Tổng số tiết

738 tiết

900 tiết

1.290 tiờt

 

b)  Về nội dung hành dụng

Trong các chương trỡnh cũ, Toỏn và kiến thức hành dụng (bao gồm cỏc lĩnh vực Kinh tế-Thu nhập; Đời sống gia đỡnh; Chăm sóc sức khoẻ, Y thức công dân, Dân số-Môi trường …) không dạy riêng rẽ theo môn học, mà được tích hợp, lồng ghép với dạy tiếng Việt thông qua các bài tập đọc..

Chương trỡnh mới được phân chia thành các môn học: Tiếng Việt, Toán và Tự nhiên và xó hội... Cỏc kiến thức hành dụng được tích hợp vào tất cả các môn học tuỳ theo đặc điểm của từng mụn.

c) Về chuấn kiến thức, kỹ năng

Khác với các chương trỡnh XMC trước đây, chương trỡnh XMC & GDTTSKBC quy định rừ chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được sau khi học xong từng chủ đề/từng modun /từng chương...

“Chuẩn kiến thức, kĩ năng là mức tối thiểu về kiến thức và kĩ năng mà học viên cần phải đạt được sau khi kết thúc từng lớp, từng giai đoạn và của cả Chương trỡnh. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và cho từng giai đoạn Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng giai đoạn của chương trỡnh học.“

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm bảo đảm tính thống nhất, bảo đảm chất lượng và hiệu quả XMC&GDTTSKBC.  

Đây là điểm mới quan trọng của chương trỡnh XMC lần này. Chương trỡnh XMC&GDTTSKBC chỉ quy định số tiết học tối thiểu của mỗi môn, mỗi nội dung theo từng lớp. Chương trỡnh khụng quy định rừ thời lượng hoàn thành từng chủ đề, từng nội dung, mà chỉ quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt. Tuỳ theo tỡnh hỡnh cụ thể của từng địa phương, từng lớp, các địa phương, giáo viên có thể chủ động về thời lượng, nhưng phải bảo đảm thời lượng tối thiểu và chuẩn kiến thức, kỹ năng đó quy định trong chương trỡnh. 

d) Về phương pháp và hỡnh thức tổ chức dạy học

Chương trỡnh XMC&GDTTSKBC lần này đó nờu rừ định hướng đổi mới PPDH trong các lớp XMC&GDTTSKBC như sau “Phương pháp dạy học XMC&GDTTSKBC phải phù hợp với đặc điểm học viên, phải phỏt huy vai trũ chủ động, độc lập và kinh nghiệm của người học; coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động, sản xuất và công tác; coi trọng việc tổ chức cho học viên được hoạt động, được thực hành, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; khuyến khích sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao hứng thú học tập và chất lượng dạy và học. Tài liệu hướng dẫn dạy và học phải đáp ứng nhu cầu của phương pháp dạy học XMC&GDTTSKBC”.

Về hỡnh thức tổ chức dạy học, chương trỡnh XMC&GDTTSKBC quy định rừ: “Tổ chức dạy học XMC& theo hỡnh thức vừa học vừa làm. Tuỳ theo tỡnh hỡnh cụ thể của người học và của từng địa phương mà tổ chức theo lớp, theo nhóm hoặc theo cá nhân. Nếu số lượng học viên ở mỗi lớp quá ít, có thể tổ chức dạy học theo lớp ghộp. Giáo viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hỡnh thức dạy học cho phự hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể”.

e)Về đánh giá kết quả học tập các môn học mỗi lớp và cuối mỗi giai đoạn

Chương trỡnh XMC&GDTTSKBC đó quỏn triệt tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá nói chung và đó nờu rừ căn cứ, hỡnh thức và nội dung đánh giá như sau:

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, từng giai đoạn để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp.

- Kết hợp giữa hỡnh thức trắc nghiệm khỏch quan, tự luận và hỡnh thức đánh giá khác

- Phối hợp giữ đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ...

Trên đây là những điểm trong nội dung của chương trỡnh đối với tất cả các môn học trong chương trỡnh XMC&GDTTSKBC hiện hành. Riờng tiếng Việt cũn cú những nội dung chuyờn mụn riờng. 

Lượt xem : 5728 Người đăng :

Bình luận

Bàn Thị Khuyên

E cần mua sách giáo dục sau khi biết chữ 4,5

phan thị phượng

dạ , em có một người bác năm nay 45 tuổi , do ngày xưa hoàn cảnh khó khăn nên bác nghỉ học từ năm lớp 1 và bây ko biết chữ , hi vọng ad có thể chỉ em cách đăng ký ah , em acrm ơn ạ

Nguyễn Hồng Ngọc

Chào ad e có đứa em năm nay 21 tuổi do hoàn cảnh gia đình bố mẹ e mất sớm nên em không đc đến trường em mong ad chỉ e cách đăng ký học với ạ. Em cảm ơn

nguyen thanh hai

chào ad. tôi tên nguyễn thanh hải , tôi có người bạn nay đã 30 tuổi , vì hoàn cảnh nên không đc đến trường cho nên giờ vẫn thuộc diện mù chữ. tôi hy vong ad có thể gửi cho tôi giáo án để tôi giúp người bạn tôi có thể biết đọc và viết . cảm ơn ad

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo