Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ Tiếng Việt cho người mù --> cấu trúc chung của “Tài liệu học xoá mù chữ Tiếng Việt 1”
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

cấu trúc chung của “Tài liệu học xoá mù chữ Tiếng Việt 1”

 

                      Tài liệu học xoá mù chữ Tiếng Việt 1được chia thành ba phân đoạn, cụ thể như sau:

- Phân đoạn 1, từ bài 1 đến hết bài 20, giới thiệu sơ bộ các âm và các chữ viết dùng trong tiếng Việt.

- Phân đoạn 2, từ bài 21 đến hết bài 35, hệ thống hoá các kiến thức về âm và chữ viết

- Phân đoạn 2, từ bài 36 đến hết bài 50.

1. Phân đoạn 1 của lớp 1 phần Tiếng Việt

Phân đoạn 1 gồm 20 bài từ bài 1 đến bài 20, nhiệm vụ chính của phân đoạn này là giới thiệu sơ bộ hệ thống chữ cái tiếng Việt dưới hai hình thức viết thường và viết hoa, giới thiệu các dấu thanh, cách ghép chữ để tạo thành tiếng trên chữ viết. Những công việc này được thực hiện như sau.

Bộ tài liệu này dùng cho người biết tiếng Việt, cho nên trong giai đoạn đầu việc học chữ cần được coi trọng, và học chữ gắn liền với việc nhận ra các âm rời của tiếng Việt. Trước hết, người học phải biết mặt từng chữ cái rời diễn đạt từng âm rời, tức là chữ như thế nào thì diễn đạt âm nào (chứ không phải học phát âm theo mặt chữ như là học ngoại ngữ). Đây là một việc quan trọng về mặt tâm lí, vì trong đời sống người ta nói từng tiếng, chứ không ai ghép từng âm thành một tiếng và người ta cũng không biết mỗi âm được viết ra như thế nào.

Gắn liền với việc nhận mặt chữ là việc tập viết chữ. Tập chữ viết xuất phát từ việc tập cầm bútđiều khiển bútnhận ra dòng kẻ. Chúng ta cần chú ý rằng những người học xoá mù chữ nhìn chung không qua giai đoạn tương đương với “mẫu giáo nhỏ”, “mẫu giáo lớn”. Cho nên, việc tập viết chữ đối với họ phải được bắt đầu bằng việc tập viết nét sổ đứng ngắn và sổ đứng dài là hai nét cơ bản của việc viết thành chữ. Việc thực hiện các nét sổ được thực hiện đồng thời với việc nhận biết dòng của chữ. Không cần phải luyện tập những nét phụ của chữ viết, vì viết chữ là một động tác liên tục, không phải là từng đoạn một gắn lại với nhau như có người tưởng. Nét bút cần luyện tiếp theo là nét cong, nét này được luyện tập với chữ cái “C”, chữ này có đường cong bằng 2/3 đường tròn, và lại nằm trong số những chữ cái đầu bảng chữ cái (nó là chữ cái thứ tư)

Tiếp theo là tập ghép âm thành tiếng bằng cách ghép các chữ cái học được lại với nhau để diễn tả một tiếng, cách làm này thường được gọi là “đánh vần” hay “ghép vần”, nhưng thực ra cũng chính là học “ghép chữ”. Từ việc biết chữ, rồi biết cách ghép chữ thành tiếng, tiến lên việc nhận mặt từng từ trên chữ viết, cũng tức là bắt đầu vào giai đoạn tập đọc.

Ngoài ra, trong phân đoạn 1 này cũng xuất hiện các con số từ 100 trở xuống, chủ yếu là nhận biết các con số và cách viết các con số, để chuẩn bị cho việc học toán song song với học tiếng Việt bắt đầu từ bài thứ 21 của Tiếng Việt trở đi.

Để có thể đọc được đủ các kiểu tiếng khác nhau có thể xuất hiện trong các từ, người học cần nắm tất cả các kiểu âm tiết thường xuất hiện, vì lẽ đó 20 bài đầu có nhiệm vụ giới thiệu sơ bộ hầu hết các kiểu vần có thể gặp trong tiếng Việt. Nói rằng giới thiệu sơ bộ có nghĩa là chỉ giúp người học nhận diện bước đầu đối với từng tiếng cụ thể, chưa đòi hỏi việc hệ thống hoá các kiến thức. Tuy không đòi hỏi học viên phải nắm một cách có hệ thống các hiện tượng vừa nêu, nhưng việc trình bày trong sách lại phải có hệ thống, không được tuỳ tiện, gặp chăng hay chớ. Điều này dễ dàng nhận ra trong hệ thống các bài từ 1 đến 20.

Còn một vấn đề cần làm rõ đối với giai đoạn mở đầu này. Vấn đề thường hay được đặt ra ở giai đoạn này là bắt đầu việc học âm và chữ bằng chữ cái nào?Vì sao lại như vậy?

Trên thực tế chỉ có hai lựa chọn, một là bắt đầu băng thứ tự bảng chữ cái quen thuộc a, b, c, hai là bắt đầu bằng chữ cái đơn giản nhất như chữ i, chữ t. Trong sách này chúng tôi chọn phương án thứ nhất vì việc học chữ ngày nay không còn quá xa lạ như cách đây 70 năm. Mặt khác, bên cạnh tiếng Việt, các hệ thống chữ viết của châu Âu cũng thường xuất hiện đó đây trong đời sống thường nhật, như trên quảng cáo các kiểu, trên ti vi, v..., cho nên các chữ viết a, b, c, không còn là thứ “của hiếm” như thuở xưa. Mặt khác, học theo thứ tự a, b, c còn tạo điều kiện thuận lợi cho thói quen dùng từ điển sau này, cả trong việc học tiếng Việt lẫn trong việc học ngoại ngữ đối với người cần học.

Điểm dừng của phân đoạn 1 về tiếng Việt là đọc được các tiếng, các từ và nhận biết câu ngắn gọn, đọc được các chữ số từ 0 đến 10, và cho đến 100. Tất cả kiến thức này đều là phần chuẩn bị cho giai đoạn học tiếp tiếng Việt thành bài đọc từ bài học thứ 21 trở đi, và chuẩn cho việc bắt đầu học môn Toán trong giai đoạn mới.

2. Phân đoạn 2 của lớp 1 phần tiếng Việt

Phân đoạn 2 bắt đầu từ bài 21 đến bài 35, với một cấu trúc mới khác hẳn phân đoạn 1. Mổi bài học gồm bôn mục :

- “Vần, tiếng”,

- “Bài đọc”,

- “Tập viết”,

- “Luyện nói”.

Sự biến đổi này không chỉ mang tính hình thức, mà là đánh dấu một giai đoạn mới về chất lượng: bắt đầu vừa học chữ vừa học nghĩa cả ở phương diện đọc và phương diện viết.

Trong mỗi bài từ 21 đến 35, tại phần “Tập đọc” có 2 mục”

- Vần, tiếng: Mục này nhằm hệ thống hoá các kiến thức về âm và chữ của phân đoạn 1 và bổ sung những chỗ còn chưa có cơ hội trình bày trong phân đoạn đó, tức là nâng cao và hoàn thiện các kiến thức ở phân đoạn 1.

- Tập đọc: “Tập đọc” xuất hiện như một đơn vị tương đối hoàn chỉnh gồm nhiều câu, và về nghĩa có nội dung tương đối trọn vẹn phục vụ cho một chủ đề nho nhỏ, thường là dễ gặp trong đời sống hằng ngày của cộng đồng nói tiếng Việt. Đây cũng là cơ sở cho việc tập viết thành đoạn văn, bài văn trong những phần tiếp theo.

Sau mỗi bài đọc có điểm “Câu hỏi và bài tập” về những hiện tượng có trong bài đọc hoặc liên quan đến bài đọc.

- Tập viết: Mục tập viết có điểm luyện tập tiếp cách viết hoa và điểm chính tả ở giai đoạn đầu, tức là tập chép cho đúng chính tả.

- Luyện nói: Người Việt học tiếng Việt không phải chủ yếu luyện nói theo kiểu phát âm đúng, tạo câu đúng ngữ pháp trong giao tiếp v.v…, mà chủ yếu là “luyện nói” theo kiểu có “chủ đề” và “thích hợp với tình huống”, diễn đạt theo kiểu thông dụng là “nói có bài bản, có phép tắc”.

Trên cơ sở đó việc luyện nói được hướng dẫn theo nội dung của một chủ đề cho sẵn cùng với những kiến thức và từ ngữ cho sẵn. Như vậy, luyện nói đồng thời cũng là cơ hội học kiến thức hành dụng và học cách phổ biến kiến thức hành dụng.

3. Phân đoạn 3 của lớp 1 phần tiếng Việt

Phân đoạn 3 bắt đầu từ bài 36 đến bài 50, cũng là bài cuối cùng của tập 1. Mỗi bài trong phân đoạn này gồm có 3 mục:

- Tập đọc,

- Tập viết,

- Luyện nói.

Đến đây, những kiến thức về vần và tiếng không còn được tách riêng thành mục như nhiệm vụ của phân đoạn 2, mà được tích hợp vào mục “tập đọc” dưới hình thức “ôn tập âm và vần”.

Trong mục “tập đọc” bắt đầu có điểm nói về “nghĩa từ ngữ”, đây là điểm mới so với hai phân đoạn trước. Trong hai mục “tập viết” và “luyện nói”, các mục vẫn tiếp tục như ở phân đoạn 2. 

Với ba phần vừa nêu, 15 bài cuối tập 1 này tạo nên sự liên thông với tập “Tiếng Việt 2”, tức là chuẩn bị cho việc tiếp xúc với tập 2 một cách thuận lợi.

  

Lượt xem : 3958 Người đăng :

Bình luận

Hồ Ngọc Bích

Em nhận thấy tài liệu của bên anh rất hay. Em có thể xin tài liệu dạy xoá mù chữ cho đồng bào Khmer được không ạ? Rất mong nhận được hồi âm của anh chị. Em xin chân thành cảm ơn

Hồ Ngọc Bích

Em nhận thấy tài liệu của bên anh rất hay. Em có thể xin tài liệu dạy xoá mù chữ cho đồng bào Khmer được không ạ? Rất mong nhận được hồi âm của anh chị. Em xin chân thành cảm ơn

Hồ Ngọc Bích

Em nhận thấy tài liệu của bên anh rất hay. Rm có thể xin tài liệu dạy xoá mù chữ cho đồng bào Khmer được không ạ? Rất mong nhận được hồi âm của anh chị. Em xin chân thành cảm ơn

Hồ Ngọc Bích

Em nhận thấy tài liệu của bên anh rất hay. Rm có thể xin tài liệu dạy xoá mù chữ cho đồng bào Khmer được không ạ? Rất mong nhận được hồi âm của anh chị. Em xin chân thành cảm ơn

Hồ Ngọc Bích

Em nhận thấy tài liệu của bên anh rất hay. Rm có thể xin tài liệu dạy xoá mù chữ cho đồng bào Khmer được không ạ? Rất mong nhận được hồi âm của anh chị. Em xin chân thành cảm ơn

Hồ Ngọc Bích

Em nhận thấy tài liệu của bên anh rất hay. Rm có thể xin tài liệu dạy xoá mù chữ cho đồng bào Khmer được không ạ? Rất mong nhận được hồi âm của anh chị. Em xin chân thành cảm ơn

Hồ Ngọc Bích

Em nhận thấy tài liệu của bên anh rất hay. Rm có thể xin tài liệu dạy xoá mù chữ cho đồng bào Khmer được không ạ? Rất mong nhận được hồi âm của anh chị. Em xin chân thành cảm ơn

Lanhthixuan

Em nhận thấy bộ tài liệu của bên anh rất hay. em có thể xin tài liệu để dạy xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Dao ở Lạng Sơn được không? mong sớm nhận được hồi âm của anh chị. Em xin chân thành cám ơn!

Datmaniac

Cho mình xin tài liệu với page ạ.

Làng thị Phương

E ở tỉnh Lào Cai . Nơi mà vùng núi có rất nhiều dân tộc sinh sống mà không biết chữ. E tìm và đọc được bài viết của trang page rất hay phù hợp . E muốn xin tài liệu về để dạy cho những người dân tộc nơi đây chưa biết chữ ạ. Rất mong page gửi phản hổi cho e. E là giáo viên tiểu học dạy học vùng cao. Nếu được page gửi tài liệu vào mai của e ( langphuonglc@gmail.com)

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo