Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ Tiếng Việt cho người mù --> Vận dụng các phương pháp trong dạy Chính tả xóa mù chữ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Vận dụng các phương pháp trong dạy Chính tả xóa mù chữ

 

Dưới đây là các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong phân môn Chính tả.

1.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

Phương pháp phân tích ngôn ngữ bao gồm các thao tác phân tích và tổng hợp. ở phân môn Chính tả, thao tác phân tích thể hiện ở việc phân tích cấu tạo của chữ (ghi tiếng), cách đọc các âm, vần khó hay dễ lẫn; giải thích nghĩa của tiếng/từ.. tạo điều kiện cho việc viết đúng chính tả. Phân tích còn là so sánh sự tương đồng, khác biết về âm, nghĩa và chữ của các từ ngữ có trong bài. Việc phân tích giúp cho HV khắc sâu ghi nhớ và hiểu sâu sắc về hiện tượng chính tả.

Ngược lại với phân tích là tổng hợp. Các thao tác tổng hợp thể hiện trong việc khái quát của hiện tượng chính tả thành quy tắc chính tả hoặc thành các mẹo chính tả cho HV dễ nhớ, dễ viết. Thao tác phân tích, tổng hợp được phối hợp với nhau một cách linh hoạt trong suốt giờ chính tả, nhưng thể hiện rõ nhất trong bước luyện viết đúng các từ ngữ khó và trong quá trình thực hiện các bài chính tả Âm - vần.

Muốn hoạt động phân tích ngôn ngữ đạt hiệu quả, cần phải tạo điều kiện để HV thực hành phân tích, tổng hợp. GV không làm hộ mà giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, giúp HV ý các hiện tượng chính tả cần quan tâm.

1.2. Phương pháp giao tiếp:

Phương pháp giao tiếp được thể hiện ở việc giao viên tổ chức tiết học bằng cách giao nhiệm vụ học tập sao cho HV tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả.

Hình thức giao tiếp trong dạy học chính tả rất đa dạng, bao gồm cả đọc, nghe, nói, viết. Thao tác nghe trong phân môn Chính tả vừa là nghe đọc bài chính tả, vừa là nghe GV hoặc các bạn nói về hiện tượng chính tả, quy tắc chính tả. Với chính tả đoạn - bài, thao tác nghe còn có thể được thực hiện từ giờ Tập đọc trước đó, nếu bài viết chính tả được trích từ bài tập đọc đã học.Thao tác đọc được HV thực hiện khi đọc bài chính tả đoạn bài hoặc các bài tập chính tả âm, vần. Thao tác nói được sử dụng khi HV trả lời các câu hỏi về nội dung bài viết về nghĩa  từ hay phân biệt cách viết các chữ... Trong giờ chính tả thao tác viết được sử dụng thường xuyên nhất, từ bước kiểm tra bài cũ đến bước viết chính tả đoạn bài (bao gồm cả việc luyện viết đúng) và cả bước làm bài tập chính tả âm, vần.

Để HV giao tiếp được tốt, GV phải soạn hệ thống câu hỏi và bài tập chính tả phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lý, đặc điểm ngôn ngữ và vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội của HV. GV cũng cần tạo tình huống để HV tham gia vào các hoạt động giao tiếp một cách hào ứng, nhẹ nhàng và thoải mái.

1.3. Phương pháp rèn luyện theo mẫu:

Phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học Chính tả có cách thể hiện riêng. Đó chính là sự vận dụng các quy tắc hay mẹo chính tả đã biết vào trường hợp khác tương tự. Khi thực hiện các bài tập chính tả âm - vần, HV sử dụng các thao tác so sánh, điền thế, phân tích, tổng hợp theo một quy trình mẫu đã quen từ trước, hoặc do GV hương dẫn. Nhờ các mẫu này, HV có thể giải cách bài tập một cách thoải mái và chủ động. Rèn luyện theo mẫu còn thể hiện việc viết theo một mẫu cho trước. Mẫu có thể là bài chính tả tập chép trong sách giáo khoa hoặc do gió viên viết lên bảng. Chính vì điều này, bài chính tả đoạn - bài được chọn cho HV viết phải là mẫu mực không chỉ về các hiện tượng chính tả, mà còn văn bản mẫu về nội dung cách sử dụng từ ngữ. Cũng chính vì vậy, GV cần đặc biệt chú ý đến cách sử dụng từ ngữ, chữ viết và cách viết chữ của mình để HV luôn có những mẫu tốt để thực hiện theo.

Có 3 dạng bài chính tả: tập chép, nghe - viết và nhớ - viết. Chương trình mới không có dạng bài chính tả so sánh vì thao tác so sánh được đưa vào thực hiện trong từng bài, tập trung chủ yếu ở bước luyện viết đúng chữ khó và bước thực hiện các bài tập chính tả âm, vần.

Dạng bài tập chép:

Tập chép (chủ yếu ở lớp 1) là dạng bài chính tả yêu cầu HV chép lại chính xác tất cả các từ, câu hay đoạn trong sách giáo khoa hoặc trên bảng lớp. Trong kiểu bài Tập chép, HV dựa vào văn bản mẫu để đọc (đọc thầm) và chép lại đúng hình chức viết của văn bản mẫu (chỉ có một khác biệt nhỏ là có thể chuyển hình thức chữ in sang hình thức chữ viết tay).

Kiểu bài này có tác dụng giúp HV nhớ mặt chữ của các từ, câu, đoạn. Qua việc lập đi lập lại hình thức chính tả này, hình thức của các ký hiệu văn tự (mặt chữ) sẽ dần dần định hình trong nhận thức của HV, đi vào tiềm thức của HV.

Dạng bài Nghe – viết:

Đây là kiểu bài thể hiện đặc trưng riêng của phân môn Chính tả. Hình thức chính tả nghe đọc thể hiện rõ nhất đặc trưng của chính ta tiếng Việt: là chính tả ngữ âm, giữa âm và chữ (đọc và viết) có mối quan hệ mật thiết - đọc thế nào viết thế ấy.

Dạng bài chính tả Nghe - viết yêu cầu HV nghe từng từ, câu do GV đọc và viết lại một cách chính xác, đúng chính tả những điều nghe được theo đúng tốc độ quy định. Muốn viết được các bài chính tả Nghe- viết, HV phải có năng lực chuyển ngôn ngữ âm thanh thành ngôn ngữ viết, phải nhớ mặt chữ và các quy tắc chính tả tiếng Việt. Bên cạnh đó vì chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa, muốn viết đúng chính tả, HV còn phải hiểu nội dung của tiếng, từ, câu hay của bài viết.

Để các kỹ năng chính tả được hình thành một cách nhanh chóng ở HV, văn bản được chọn làm bài viết chính tả phải chứa nhiều hiện tượng chính tả cần dạy (cần chú ý tới yêu cầu dạy chính tả theo phương ngữ). Bên cạnh đó, văn bản ấy phải có nội dung phù hợp với HV ở từng độ tuổi, có tính thẩm mỹ cao, có độ dài đúng với quy định của chương trình... Bài viết chính tả có thể là trích đoạn của bài tập đọc đã học trước đó hoặc là bài tập đã được biên soạn lại cho phù hợp với yêu cầu của bài chính tả. Cũng có thể chọn bài viết ngoài sách giáo khoa để gây hứng thú cho HV khi tìm hiểu và thực hành viết bài.

Dạng bài chính tả Nhớ – viết:

Dạng bài chính tả Nhớ - viết yêu cầu HV tái hiện lại hình thức chữ viết, viết lại một văn bản mà HV đã học thuộc. Kiểu bài này nhằm kiểm tra năng lực ghi nhớ của HV và được thực hiện ở giai đoạn HV đã quen và nhớ hình thức viết của tiếng Việt.

Các dạng bài tập chính tả Âm – vần:

Hệ thống bài tập chính tả âm - vần trong chương trình phân môn Chính tả có số lượng phong phú và được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng. Nhờ sự đa dạng, phong phú đó, hệ thống bài tập chính tả âm - vần đã góp phần rèn luyện cho HV các kỹ năng chính tả, đặc biệt là kỹ năng viết đúng chính tả trong những trường hợp khó hoặc dễ lẫn. Sự phong phú về hình thức bài tập giúp cho HV thực hành một cách thoải mái, không cảm thấy chán hay mỏi mệt. Thông qua hệ thống bài tập thích hợp, các kỹ năng chính tả ở HV được hình thành một cách tự nhiên và bền vững mà không cần đến những kiến thức phức tạp.

Căn cứ vào hình thức, có thể chia hệ thống bài tập chính tả Âm - vần thành nhiều nhóm. Ví dụ:

* Điền vào chỗ trống:

* Tìm từ có đặc điểm chính tả và có ý nghĩa nhất định (hoặc tìm từ có đặc điểm chính tả thuộc kiểu từ loại / kiểu cấu tạo từ nhất định).

* Phân biệt cách viết chính tả các chữ.

* Giải câu đố để tìm từ chứa hiện tượng chính tả cần học.

* Rút ra quy tắc chính tả từ bài tập chính tả đã làm.

* Tập phát hiện và chữa lỗi chính tả.

 

Quy trình lên lớp chung cho một bài chính tả:

Dưới đây là các bước tổ chức 1 giờ dạy chính tả.

I. Kiểm tra, ôn tập bài cũ:

Có thể thực hiện bước này bằng một trong hai cách dưới đây:

- Yêu cầu HV làm bài tập chính tả để ôn lại hiện tượng chính tả đã học ở bài trước: HV nghe - viết một số từ đã được luyện tập ở bài chính tả trước.

- Nhận xét bài viết chính tả của HV mà GV đã thu về chấm từ buổi trước. Nêu một số lỗi tiêu biểu, nhắc nhở HV cách chữa và khắc phục lỗi.

II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài mới:

GV nêu yêu cầu của bài viết chính tả và các bài tập chính tả âm, vần

2. Hướng dẫn HV viết chính tả đoạn bài

a. tìm hiểu bài viết chính tả.

- Cho HV đọc bài chính tả sẽ viết (trong GGK) , tìm hiểu (hoặc tái hiện) nội dung chính của bài viết.

- Hướng dẫn HV nhận xét các hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài (theo gợi ý của SGK hoặc do GV căn cứ vào đối tượng HV cụ thể để gợi ý).

- Yêu cầu HV luyện viết những chữ khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang âm/ vần khó hoặc dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ, của thói quen...)

b. Hướng dẫn HV viết bài tập chép, nhớ - vần, hoặc đọc bài chính tả cho HV viết (kiểu bài chính tả nghe viết). Khi đọc bài cho HV viết, cần thực heịen theo các bước sau:

- Đọc bài chính tả cho HV nghe một lần trước khi viết (đọc rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HV chú ý tới những hiện tượng chính tả cần viết đúng).

- Đọc cho HV nghe - viết từng câu ngắn hay từng cụm từ (mỗi câu ngắn hay cụm từ đọc, hai đến ba lần, lần thứ nhất đọc chậm, lần sau đọc đúng tốc độ quy định).

- Đọc lại toàn bài lần cuối cho HV soát lại bài chính tả vừa viết.

c. Chấm và chữa bài viết chính tả:

Mỗi giờ chính tả, GV chọn chấm một số bài viết của HV. Đối tượng được chọn chấm bài là:

  • Những HV đến lượt chấm bài
  • Những HV hay mắc lỗi, cần rèn luyện thường xuyên.

GV cần giúp HV kiểm tra bài viết để phát hiện và chữa lỗi bằng một trong hai cách dưới đây:

- Cho HV quan sát bài chính tả đã được giao viên chép sẵn trên bảng phụ, đối chiéu với bài viết của mình để phát hiện và chữa lỗi.

- GV đọc lại bài chính tả đã viết, chỉ dẫn cách viết từng hiện tượng chính tả khó trong mỗi câu để HV đối chiếu với bài viết của mình mà phát hiệ và chữa lỗi.

* Chú ý: Với bài Chính tả Tập chép hoặc Nhớ - viết, GV không đọc bài cho HV viết mà cho HV chép lại chính tả trên bảng phụ hoặc trong SGK (tập chép) hoặc nhớ và viết lại bài chính tả (đã học thuộc lòng từ tiết Chính tả trước đó).

3.  Hướng dẫn HV làm bài tập Chính tả âm – vần:

GV hướng dẫn HV làm tất cả các bài tập bắt buộc và một số bài tập lựa chọn (tuỳ đặc điểm phương ngữ của HV) theo quy trình chung sau:

  • HV đọc yêu cầu của bài tập
  • HV làm bài tập (cá nhân hoặc thảo luận theo cặp/nhóm)
  • Một số HV báo cáo kết quả, các HV khác nhận xét
  • GV chốt lại kết quả đúng.
  • HV làm bài tập đúng vào vở hoặc vở bài tập.

III. Củng cố, dặn dò:

  • Nếu còn thời gian, có thể cho HV làm bài tập hoặc chơi trò chơi củng cố.
  • Dặn dò HV làm bài tập ở nhà.



 

  

Lượt xem : 1621 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo