Trang chủ --> Tài liệu dạy xóa mù chữ Tiếng Việt cho người mù --> Vận dụng các phương pháp trong dạy học vần xóa mù chữ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Vận dụng các phương pháp trong dạy học vần xóa mù chữ

 

Phân môn Học vần cần sử dụng các phương pháp dạy học chủ yếu sau:

          1.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

          Trong quá trình dạy Học vần, cần phải phối hợp một cách hợp lý các thao tác phân tích và tổng hợp. Phân tích trong dạy vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ: từ - tiếng - âm/vần. Tổng hợp là ghép các yếu tố ngôn ngữ đã được phân tích trở lại dạng ban đầu. Các thao tác tách và ghép này phải được phối hợp nhuần nhuyễn, kết hợp đánh vần vần, đánh vần tiếng với đọc trơn.

          Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng khi giảng bài mới (tiết 1). GV cho HV phân tích từ - tiếng - âm/vần, khi HV đã nắm được âm/vần mới thì tổng hợp trở lại và đọc trơn (có thể làm theo quy trình ngược lại: tổng hợp các âm thành vần, vần với âm đầu và thanh thành tiếng, tiếng với tiếng thành từ). Cũng có thể sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong các bài tập ứng dụng, trong đó HV tìm tiếng chứa âm, vần mới học hoặc âm, vần đang được ôn tập. Phương pháp này giúp HV nắm chắc bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống một cách chủ động, đặc biệt là phát triển ở HV các kỹ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, thay thế, so sánh...

          1.2. Phương pháp giao tiếp (phương pháp thực hành):

          Giờ học vần không có tiết lý thuyết vì vậy phương pháp giao tiếp cần được sử dụng thường xuyên. Điều này cũng phù hợp với định hướng giao tiếp của chương trình môn Tiếng Việt. Dưới sự chỉ đạo của GV, HV tập vận dụng tri thức đã học để rèn luyện kỹ năng và củng cố kiến thức. Thực hiện phương pháp giao tiếp, GV cần chuẩn bị trước một hệ thống câu hỏi, bài tập ngay từ khi soạn bài. Ví dụ:

- Hỏi để tìm từ mới, tiếng mới trong bài.

- Hỏi để phân tích và tổng hợp từ, tiếng.

- Hỏi để tìm điểm tương đồng, khác biệt giữa vần, tiếng hoặc chữ đang học với vần, tiếng, chữ đã biết.

- Hỏi về chủ đề luyện nói hoặc về nội dung câu chuyện đã nghe...

Bên cạnh đó, GV cần tổ chức cho HV tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, trong đó có hình thức trò chơi học tập. Đây là một dạng hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi có mục đích học tập. Có thể tiến hành trò chơi sau khi HV học bài mới (kết hợp luyện tập) hoặc sau phần luyện tập. Tuỳ theo bài dạy và mục đích “chơi” GV sử dụng linh hoạt các trò chơi. Trong quá trình chơi, HV có thể sử dụng đồ dùng dạy học, lời nói hay thao tác của tay... Chẳng hạn, có thể cho HV chơi đố chữ, thi tìm đúng, nhanh âm - vần vừa học, thi ghép vần, hái hoa dân chủ, bốc thăm... Việc sử dụng trò chơi học tập góp phần làm cho giờ HV động, duy trì được hứng thú của HV. HV được học tập một cách chủ động, tích cực. Để hoạt động giao tiếp diễn ra thuận lợi và có hiệu quả, HV phải được quan sát vật thật, tranh ảnh tự nhiên hay việc làm mẫu của GV. Điều này giúp HV tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, củng cố âm, vần mới sâu sắc hơn; GV tiết kiệm được lời giảng mà giờ dạy vẫn sinh động.

Thực hiện phương pháp giao tiếp, trong quá trình giảng dạy, GV còn cần chú ý cho HV vận dụng tổng hợp các giác quan khi học đọc, viết: mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe, tay viết; cho HV tập đọc, tập phân tích từ, tiếng, tập viết ngay sau khi học bài mới.

Phương pháp giao tiếp có tác dụng giúp HV tham gia vào việc tìm hiểu bài mới một cách tự giác, tích cực, chủ động. Nhờ đó HV chóng thuộc bài, hào hứng học tập, lớp HV động. Cũng nhờ phương pháp này, GV nắm được trình độ học tập của HV, từ đó phân loại HV và có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng.

1.3. Phương pháp luyện tập theo mẫu:

Việc thực hành theo mẫu cho trước rất có lợi trong việc hình thành kỹ năng sử dụng lời nói cho HV. Phương pháp luyện tập theo mẫu gắn bó chặt chẽ với phương pháp giao tiếp. Trong quá trình thực hành, HV phân tích, tổng hợp vần, luyện đọc theo GV, nói theo mẫu câu trong sách giao khoa hay theo mẫu câu trong lời nói của GV. Ngoài ra, HV thực hành viết theo chữ mẫu trong vở Bài tập, vở Tập viết và theo quy trình viết mẫu của GV... Chính hoạt động rèn luyện theo mẫu đã giúp HV dần hình thành một cách chắc nhắn các kỹ năng sử dụng lời nói.

Các phương pháp dạy học Tiếng Việt kể trên không tồn tại riêng lẻ mà có sự đan xen, giao thoa với nhau. Ví dụ, khi thực hiện phương pháp phân tích ngôn ngữ, thầy và trò đã sử dụng phương pháp giao tiếp, và chắc chắn là ở đó không thể thiếu được sự thực hành theo mẫu... Cũng cần phải nói thêm rằng, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, việc tách riêng các phương pháp như trên chỉ để cho tiện trong việc trình bày; trong thực tế, khi dạy học vần cũng như dạy các phân môn khác của môn Tiếng Việt, GV phải chủ động phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học. Có như vậy, bài dạy mới đạt kết quả một cách chắc chắn.

Quy trình chung cho các bài dạy làm quen với chữ cái

gồm có các bước cơ bản sau:

Tiết 1:

I. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu cơ bản: HV nắm được âm, thanh, viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kế trước; làm quen với nền nếp học tập, mạnh dạn, tự tin trong môi trường học tập mới.

Yêu cầu mở rộng: HV nhận biết và tìm được các tiếng, từ có âm thanh vừa học.

II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

GV dựa vào tranh trong sách giáo khoa hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị sẵn để giới thiệu chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới.

2. Dạy chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới.

GV tiến hành dạy chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới theo nội dung bài học được trình bày trong SGK qua các bước sau:

- Hướng dẫn HV nhận dạng (phân tích) chữ ghi âm/ dấu ghi thanh mới.

- Hướng dẫn HV tập phát âm âm mới, tiếng rời và tiếng trong từ.

- Viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết để HV tập viết chữ ghi âm/dấu ghi thanh mới vào bảng con.

3. Hướng dẫn HV luyện tập:

GV cho HV luyện tập các kỹ năng theo nội dung bài học ghi trong SGK như sau:

  1. Luyện đọc âm mới, tiếng rời và tiếng trong từ:

Luyện đọc theo nhiều hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp (giai đoạn đầu GV cần hướng dẫn HV cách nhìn chữ, nhìn dấu để đọc thành tiếng).

  1. Luyện viết vào tài liệu theo mẫu:

HV tập tô theo nét chữ mới học trong tài liệu học. GV cần dành thời gian hướng dẫn HV tư thế ngồi, cách để vở, giữ vở, khoảng cách giữa mắt và vở, cách cầm bút đưa theo nét có sẵn.

  1. Luyện nghe - nói:

ở các bài Làm quen, nội dung luyện nghe - nói chủ yếu dựa vào tranh, do vậy tương đối tự do không gò bó trong các âm, thanh vừa học (tuy nhiên, GV nên gợi ý sao cho trong lời nói của HV, các âm, thanh đó xuất hiện với tần số cao để rèn kỹ năng phát âm cho HV).

Dựa vào tranh, GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HV luyện nói, giúp HV làm quen với không khí học tập mới, khắc phục sự rụt rè, tập mạnh dạn nói cho HV nghe và nghe người khác nói, làm quen với môi trường giao tiếp mới - giao tiếp văn hoá, giao tiếp học đường.

III. Củng cố, dặn dò:

  • Chỉ bảng hoặc SGK cho HV đọc theo.
  • Hướng dẫn HV tìm tiếng có âm/ thanh mới học.
  • Dặn dò HV và làm bài tập ở nhà.

 

Quy trình chung của một bài học vần mới

gồm có các bước chủ yếu sau:

Tiết 1:

I. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu cơ bản: HV đọc được vần và viết được chữ ghi vần, đọc, viết được tiếng/từ chứa vần ; đọc được bài đọc của bài kế trước.

- Yêu cầu mở rộng: GV có thể tuỳ trình độ của HV mà đưa ra một số yêu cầu mở rộng hoặc nâng cao. Ví dụ: Tìm thêm các tiếng/từ mới có vần đã học (GV có thể gợi ý qua đồ dùng học tập ở lớp, đồ dùng trong gia đình, các loại con vật, quả quen thuộc đối với HV).

II. Dạy – học bài mới:

1. Giới thiệu bài:

GV dựa vào tranh ở SGK  hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị để giới thiệu chữ ghi vần mới; cũng có thể giới thiệu trực tiếp vần mới.

2. Dậy vần mới:

GV tiến hành dạy vần theo nội dung bài học được trình bày trong SGK bằng cách bước sau:

  • Dạy phát âm hoặc đánh vần các vần mới.

- Hướng dẫn HV ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới, đánh vần và đọc trơn nhanh tiếng mới, đọc trơn từ mới.

- Hướng dẫn HV đọc từ ngữ ứng dụng (có thể kết hợp giải nghĩa của một số từ ngữ ứng dụng, nếu GV thấy cần thiết).

3. Dạy chữ ghi vần mới: GV hướng dẫn HV viết chữ ghi vần, tiếng mới (chú ý quy trình viết, cỡ chữ, điểm đặt bút, dừng bút). HV luyện viết vào bảng con.

Tiết 2:

4. Hướng dẫn HV luyện tập:

a. Luyện đọc câu/ bài ứng dụng.

- HV nhận xét tranh minh hoạ của câu/bài ứng dụng.

- HV đọc câu ứng dụng theo yêu cầu của GV (cá nhân, nhóm, lớp). (GV có thể đọc mẫu và giải nghĩa từ khó có trong câu/ bài hoặc giảng qua về nội dung của câu/vài)

b. Luyện viết chữ hoa vào tài liệu và viết chính tả (tập chép):

- HV luyện viết vào vở theo yêu cầu của GV.

  1. Luyện nghe - nói:

GV dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành tổ chức luyện nghe - nói một cách linh hoạt theo trình độ của HV, nhằm đạt được các yêu cầu; phát triển lời nói tự nhiên về chủ đề trong tài liệu, chú ý đến các từ ngữ có vần mới học, từ đó mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có vần chưa học. Theo định hướng bằng câu hỏi của GV, HV có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống xung quanh HV.

III. Củng cố, dặn dò:

- GV chỉ bảng hoặc SGK cho HV theo dõi và đọc theo.

-  HV viết chữ ghi vần / tiếng mới học trên bảng con và bảng lớp.

- HV tìm tiếng có vần mới học trong các từ mà GV chuẩn bị sẵn hoặc trong vốn từ của chính mình.

- GV dặn dò HV bài và làm bài tập ở nhà.

 

Các bài ôn tập trong phân môn Học vần

có thể được thực hiện theo quy trình gồm có các bước cơ bản sau:

          Tiết 1:

I. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu cơ bản: HV đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần của bài kết trước đọc và viết được tiếng (từ) khoá từ ứng dụng; đọc được câu ứng dụng của bài kế trước;  phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói.

- Yêu cầu mở rộng: HV hiểu (nêu được) các tiếng/vần có cùng mô hình cấu tạo mà HV đã học.

II. Dạy bài mới:

1. Hướng dẫn HV ôn tập theo bảng sơ đồ ôn tập trong SGK:

- GV dùng tranh vẽ gợi ý để giới thiệu mô hình tiếng/ vần để học

- GV gợi ý để HV tìm những tiếng /vần đã học ứng với mô hình

- GV hướng dẫn cho HV điền âm/ vần vào chỗ trống trong bảng sơ đồ ôn để tạo tiếng/vần theo yêu cầu của bài học.

* Đối với bài ôn về âm:

+ GV cho HV thực hành ghép tiếng có âm đầu đã học ghi ở cột dọc và vần chỉ có nguyên âm ghi ở cột dọc và dấu thanh ghi ở dòng ngang. (GV làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô trống, yêu cầu HV ghép và đọc đúng các tiếng vừa được ghép trong bảng 2).

* Đối với bài ôn về vần:

+ GV cho HV thực hành ghép vần có âm chính ghi ở cột dọc và âm kết thúc ghi ở dòng ngang, hướng dẫn HV quan sát sơ đồ, nhận xét cấu tạo của các vần cùng loại, củng cố cách đánh vần, đọc vần.

+ HV rèn luyện kỹ năng đọc trơn, nhanh các vần đã học theo bảng sơ đồ ôn tập.

2. Hướng dẫn HV luyện tập:

a. Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:

- HV đọc nhẩm từ ngữ ứng dụng, tìm các tiếng chứa âm/vần, thanh vừa ôn.

- HV luyện đọc thành tiếng từ dễ đến khó: đọc tiếng, đọc từ.

b. Luyện viết trên bảng

GV hướng dẫn HV viết vào bảng con.

Tiết 2

  1. Luyện đọc câu/ bài ứng dụng.

- GV dùng tranh minh hoạ để gợi ý câu/bài ứng dụng.

 - HV luyện đọc câu/ bài ứng dụng (chú ý ngắt, nghỉ hơi giữa các cụm từ/ các câu cho phù hợp).

d. Luyện viết vào vở:

HV viết một phần bài viết trong vở Tập viết (có thể làm quen với hình thức chính tả nghe đọc bằng cách nghe GV đọc và viết vào vở học).

e. Kể chuyện (luyện nghe – nói):

- GV cho HV đọc tên truyện.

- GV dùng tranh để kể chuyện cho HV nghe.

- GV hỏi HV về nội dung câu chuyện, hoặc cho HV kể chuyện theo tranh.

III- Củng cố, dặn dò:

  • GV chỉ sơ đồ ôn tập trên bảng hoặc SGK cho HV đọc.
  • HV đọc lại bài luyện đọc.
  • GV dặn HV làm bài tập, ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới.



 

 

Lượt xem : 2380 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo