Trang chủ --> Khả năng của người mù --> CHƯƠNG XI: MỤC TIÊU VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MÙ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

CHƯƠNG XI: MỤC TIÊU VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MÙ

- Phần thứ 4:

Tạo điều kiện cho người mù vươn lên 

 

CHƯƠNG XI: MỤC TIÊU VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MÙ 

 

1/ Mục tiêu tạo điều kiện cho người mù vươn lên là gì?

 

Chúng ta đã nghiên cứu cơ sở, khả năng các mặt của người mù. Chúng ta cũng đã thấy được ý nghĩa, tác dụng của việc tạo điều kiện cho người mù phát huy khả năng còn lại của mình, khắc phục các khó khăn, trở ngại của tật nguyền. Bây giờ, chúng ta cùng nhau trao đổi về mục tiêu cần đạt đến trong việc tạo điều kiện cho người mù vươn lên.

 

Chính sách trợ giúp người tàn tật bao gồm cả người mù, có hai loại.

- Loại thứ nhất có tính chất trợ cấp khó khăn, trợ cấp nuôi dưỡng, cưu mang. Nó nằm trong chính sách bảo trợ của xã hội, cứu trợ hoặc an toàn xã hội. Ở nước ta, chính sách bảo trợ, cứu trợ, an toàn xã hội được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, mang lại nhiều kết quả thiết thực. Mục tiêu Đảng, Nhà nước đưa ra cho chính sách này là làm cho mọi người tàn tật được ổn định về vật chất, vui vẻ tinh thần.

 

- Loại chính sách thứ hai không phải là trợ cấp khó khăn mà là giúp cho người tàn tật, người mù phát triển, giúp cho học phục hồi chức năng, rèn luyện trí tuệ, thể lực, giác quan. Được học văn hóa, học nghề được sản xuất, làm việc thích hợp để có thể tự ổn định, cải thiện phần nào đời sống, góp phần hữu ích đối với đất nước và xã hội, vươn lên bình đẳng, hòa nhập trong gia đình và xã hội. Nói cách khác phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Tàn nhưng không phế”.

 

Chính sách này trên thế giới bắt đầu từ 1784, cách đây hơn hai thế kỷ, khi Va-lăng-tan Ha-uy mở trường dạy cho người mù ở Pa-ri (Pháp). Từ đó lan tỏa và hoàn chỉnh dần. Dựa vào kết quả của các nước, Liên Hiệp quốc, tại phiên họp đại hội đồng lần thứ 48 năm 1993, đã ban hành một nghị quyết tên gọi là “Quy định tiêu chuẩn về sự bình đẳng đối với người tàn tật. Đại diện nước ta cũng đã tham gia và biểu quyết tán thành. Mục đích của Liên Hiệp quốc là đưa ra một văn bản có tính chất chuẩn về chính sách đối với người tàn tật để các quốc gia vận dụng. Trong bản quyết định có rất nhiều nội dung, nhưng tư tưởng lõi cốt là các quốc gia tạo cho người tàn tật, người mù có cơ hội bình đẳng về các mặt và phấn đấu thực hiện mục tiêu là người tàn tật, người mù phải được “Hoàn toàn tham gia, hoàn toàn bình đẳng”. Trên thế giới, nhiều nước, nhất là các nước tiên tiến cũng đã, đang thực hiện có kết quả mục tiêu này ...

 

Ở nước ta, trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo lại trải qua chiến tranh ác liệt kéo dài để lại nhiều hậu quả nặng nề, thực hiện lời Bác Hồ kính yêu đã dạy, Đảng, Nhà nước cũng đã có một số chủ trương, chính sách trợ giúp người tàn tật, người mù theo hướng giúp họ phát triển như: học chữ, học nghề, sản xuất, làm việc, cho vay vốn phát triển kinh tế ... thời gian tới, Nhà nước đang chuẩn bị để ban hành Pháp lệnh về người tàn tật. Tuy nhiên, do những khó khăn, hạn chế như đã nêu, các chính sách trợ giúp người tàn tật phát triển còn ban hành ở mức thấp, thiếu đồng bộ, thiếu nguồn lực để thực hiện, chưa xác định rõ mục tiêu cần đạt tới trong việc trợ giúp phát triển là gì. Chúng ta mong mỏi Đảng, Nhà nước sớm hoàn chỉnh các chính sách trợ giúp người tàn tật nói chung, người mù nói riêng phát triển. Có thể mục tiêu do Liên Hiệp quốc đề ra còn cao, khó thực hiện trong tương lai gần đối với nước ta. Vì vậy, trong thời gian trước mắt, mục tiêu cần đạt tới trong giúp người mù phát triển là:

 

“Giúp đỡ, tạo điều kiện cho người mù hạn chế khó khăn của tật nguyền phát huy khả năng còn lại bằng cách phục hồi chức năng, rèn luyện trí tuệ thể lực, giác quan. Được học văn hóa, học nghề, được tham gia sản xuất, làm việc thích hợp để ổn định, cải thiện phần nào đời sống, góp phần hữu ích đối với đất nước và cộng đồng, vươn lên bình đẳng, hòa nhập trong gia đình và xã hội”.

 

Đây là mục tiêu phấn đấu chung cho mọi người mù. Đối với những người có khả năng, nhu cầu phấn đấu cao hơn thì cũng có những sự giúp đỡ, tạo điều kiện riêng giúp họ đạt mục đích. Đối với những người vì già cả ốm đau hoặc kèm theo các tàn tật khác, không thể trợ giúp phát triển thì trợ giúp theo chính sách bảo trợ xã hội.

 

2/ Trách nhiệm phấn đấu vươn lên của người mù như thế nào?

 

Chủ trương giúp đỡ, tạo điều kiện cho người mù vươn lên là một chủ chương tốt đẹp, mang nhiều ý nghĩa, tác dụng tích cực đối với người mù.

 

Trước hết, người mù cảm thấy không bị khinh rẻ, coi thường. Tuy không còn khả năng nhìn, người mù gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng không phải không còn làm được gì. Chính thái độ coi trọng, tạo điều kiện của gia đình và xã hội đã cất đi cho người mù một gánh nặng tâm lý ngàn đời, khiến người mù sinh ra tự ty, buồn tủi là mình bị coi như gánh nặng, sống thừa.

 

Hơn nữa, khi được tạo điều kiện vươn lên, được làm việc, được đóng góp, người mù hết cảnh nhàn rỗi, công việc mang lại thú vui niềm phấn khởi, tự hào. Đặc biệt, chỉ trong rèn luyện, trong lao động, học tập và làm việc, trí lực, thể lực, giác quan, khả năng của người mù mới phát triển. Những tiến bộ này không chỉ làm cho người mù sung sướng, phấn khởi mà cũng làm cho các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh cũng vui mừng theo. Nhất là khi người mù lao động có thu nhập, niềm vui, phấn đấu bền bỉ, nhiệt tình quyết tâm cao của người mù. Trong người mù cũng có người siêng năng, chăm chỉ, nhưng cũng có người thụ động, lười nhác, làm cái gì cũng kêu khó, không làm được. Có thể những người này thói quen hoạt động không được tập luyện từ nhỏ. Lối sống thụ động, ỷ lại đã trở thành thói quen khó khắc phục.

 

Cho nên, để rèn luyện cho người mù thói quen hoạt động, có tinh thần ý chí vươn lên, ngoài thái độ tôn trọng, tạo điều kiện, cần có kế hoạch cụ thể tạo điều kiện cho người mù rèn luyện. Phải bắt đầu từ các cháu bé mù, phải tập cho các việc gia đình, đến tuổi, các cháu phải được đi học, có học đúng tuổi thì trí thông minh, năng khiếu mới phát triển bình thường.  Lớn lên, các cháu phải tham gia sản xuất, có thể ngay các việc trong gia đình. Lại còn phải tham gia sinh hoạt Hội tham gia vào đời sống chung. Dù bị mù, vẫn phải xây dựng cho mình một tư thế, tác phong đoàng hoàng, nói năng rõ ràng dứt khoát, sinh hoạt có nề nếp, giờ giấc quy củ.

 

Đối với những người bị mù muộn, cũng cần ổn định tư tưởng sớm. Đang sáng mắt bỗng trở lên bị mù, ai chẳng đau buồn. Nhưng đau buồn, rầu rĩ kéo dài cũng chẳng có lợi ích gì. Tốt nhất là nhìn thẳng vào sự thật đề ra chương trình phất đấu cụ thể. Vì có vốn kiến thức, kinh nghiệm khi còn sáng mắt cộng với những hiểu biết mới tích lũy được, chắc chắn sẽ phát huy tác dụng tốt trong hoàn cảnh mới.

 

Một cách học tập tốt nhất là học ở những người mù đi trước. Họ là những thầy giáo sống quý báu, là kho tàng kinh nghiệm dồi dào, phong phú. Biết bao nghị lực họ đã phải bỏ ra, biết bao cách xử lý mà họ đã vận dụng để vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống. Hãy luôn tự hỏi mình giao việc ấy anh X hay chị Y làm được mà mình lại chưa làm được.

 

3/ Để phất đấu vươn lên, người mù cần khắc phục những tật xấu gì?

 

Cái quan trọng nhất cần phấn đấu khắc phục cho được là tính tự ti, rụt rè, trông chờ, ỷ lại. Do tâm lý từ xa xưa quen đánh giá người mù là thấp kém, không còn làm được gì, cộng thêm với thái độ coi thường của gia đình, người thân dẫn đến người mù dễ có tâm lý này. Họ tự cho mình là kém cỏi, từ đó giảm sút nhiệt tình phấn đấu, không chịu làm gì, dù khổ cũng chịu đựng. Đặc biệt, nếu người mù lại được gia đình chiều chuộng, cho là tàn tật rồi, bắt làm gì cho tội, từ chỗ được châm chước một số công việc mà họ có thể làm được không có gì khó khăn đến chỗ họ tự cho là mình có quyền không làm gì cả, mọi việc trông chờ gia đình, càng nuông chiều họ càng đòi hỏi, đòi hỏi nhiều không được đáp ứng là sinh ra hờn dỗi. Do tự cho mình có quyền được mọi người phục vụ, mỗi khi nhận được sự giúp đỡ, họ không hề biết ơn, sinh ra lối sống bạc bẽo, vô ơn. Họ đã gây khó khăn cho gia đình họ, vì nể họ là tàn tật nên gia đình không nỡ nặng lời nhưng ra xã hội, họ khó hòa nhập, trở lên khó tính.

 

Cho nên để vươn lên được tốt, điều quan trọng hàng đầu là người mù phải khắc phục được tính tự ti, ỷ lại, thụ động, trông chờ, rèn luyện tinh thần tự lực. Cái gì có thể làm được phấn đấu để làm, chỉ nhờ vả những việc gì mình thực sự không làm được. Nhiều khi phải biết từ chối những thói nuông chiều quá đáng hoặc những sự giúp đỡ quá phạm vi. Cũng cần có thái độ chống trả đúng mức đối với những cách nhìn nhận không đúng về tật mù về khả năng của người mù, chống lại những quan điểm lạc hậu, lỗi thời.

 

Cũng cần đề phòng một thói xấu có thể có trong quá trình phấn đấu vươn lên là bệnh tự hào rởm, có người gọi tính khoe khoang, thích được khen, được ca ngợi.

 

Do cách nhìn từ xa xưa cho rằng người mù không làm được gì, nay thấy người mù làm được khá nhiều việc. Nào đọc chữ nổi, đánh đàn, sản xuất cái này, cái nọ ... Trước tình hình như vậy, nhiều người sáng khi gặp người mù thường tỏ lời khen ngợi “Tài thật, mù thế kia mà đọc chữ nhanh quá nhỉ!” hay “Đánh đàn hay thật”.

 

Từ chỗ tự ti dẫn đến tự hào, tự cho mình có tài, có khả năng hơn người. Tật này do mắc ở các cháu bé mù, khi đang ở nhà thì ít làm được việc này, việc nọ, khi được đi học, đoàn nọ đến thăm xem biểu diễn và ca ngợi. Lại còn phải xuất hiện nhiều lần trước công chúng, nếu không được giáo dục, uốn nắn dễ sinh ra thói tự hào không đúng mực. Việc người mù làm được việc này, việc nọ chỉ là việc bình thường. Do quan niệm xưa cho rằng không làm được nay thấy biểu diễn ra khác với ý nghĩ của mình nên buột miệng khen mà thôi. Cho nên khen chê đối với người mù cũng cần đúng mức để không ngừng duy trì nỗ lực vươn lên, tránh tự mãn, tự hào quá đáng.

  

Lượt xem : 1009 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo