tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
CHƯƠNG II: GIÁC QUAN VÀ SỰ BÙ ĐẮP GIÁC QUAN Ở NGƯỜI MÙ (P 1)
- Phần thứ hai:
Cơ sở khả năng của người mù
CHƯƠNG II: GIÁC QUAN VÀ SỰ BÙ ĐẮP GIÁC QUAN Ở NGƯỜI MÙ (P 1)
I/ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG GIÁC QUAN CỦA NGƯỜI MÙ. ƯU THẾ CỦA GIÁC QUAN NHÌN.
1/ Sự khác nhau chủ yếu giữa người bình thường với người mù là ở chỗ nào?
Ở chương I, chúng ta đã thống nhất định nghĩa người bình thường là người có đủ cả 5 giác quan, với các giác quan, trí tuệ và thể lực trong tình trạng bình thường, còn người mù là người do mất hoặc tổn thương nghiêm trọng giác quan nhìn nên chỉ còn lại 4 giác quan ( Xúc giác, thính giác, khứu giác và vị giác) và với điều kiện 4 thị giác còn lại đó, trí tuệ thể lực trong tình trạng bình thường.
Do đặc điểm như trên nên sự khác nhau chủ yếu ở người bình thường và người mù là:
- Người bình thường là người nhận thức và hoạt động dựa trên cả 5 giác quan, nhưng chủ yếu là dựa vào mắt nhìn .
- Người mù là người nhận thức và hoạt động dựa trên 4 giác quan nhưng chủ yếu dựa trên xúc giác và thính giác ( sờ mó và nghe.)
Từ sự khác nhau chủ yếu về hoạt động giác quan này dẫn đến sự khác nhau trên nhiều mặt như: hoạt động của trí tuệ, thể lực….
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, ở người bình thường lượng tiếp nhận thông tin, cảm xúc qua giác quan là như sau: thị giác 80%, thính giác 15%, xúc giác 4%, khứu giác và vị giác 1%.
Còn đối với người mù rõ ràng là lượng thông tin, cảm xúc tiếp nhận qua thị giác là 0. Lượng thông tin cảm xúc qua vị giác, nhất là qua khứu giác, sau khi bị mù có thể tăng hơn, nhưng mức tăng không đáng kể. Toàn bộ thông tin cảm xúc cần thiết cho nhận thức, hành động của người mù dựa chủ yếu vào xúc giác và thính giác. Nếu lượng thông tin cảm xúc nhiều, chất lượng tốt, người ta mù sẽ nhận thức và hành động tốt và ngược lại. Như đã nói ở trên vai trò của các giác quan không phải chỉ có tiếp nhận thông tin và cảm xúc ( chức năng cảm xúc ) mà còn làm nhiệm vụ theo dõi, dám sát thể lực trong việc thực hiện các hành động theo sự chỉ huy, điều khiển của trí óc ( chức năng động lực hay hành động). Đối với người bình thường việc theo dõi, giám sát cũng do thị giác đảm nhiệm là chủ yếu, khi bị mù việc theo dõi, giám sát này cũng do xúc giác và thính giác đảm nhiệm. Đó là sự khác nhau chủ yếu giữa người bình thường và người mù.
2/ Con người nhận thức và hành động được chủ yếu vào mắt nhìn còn các loại động vật khác, hoạt động giác quan có giống con người không?
Giác quan là cơ quan quan trọng cần thiết cho sự sống do đó, không riêng gì con người mà các loại động vật đều có. Tuy nhiên, số lượng, số loại cũng như khả năng giác quan của các loài động vật cũng không giống nhau chỉ xin nêu lên một vài ví dụ.
Cũng có nhiều loài động vật như diều hâu, đại bàng chẳng hạn, hoạt động cũng dựa vào mắt là chủ yếu, nhưng mắt của các loài này tinh hơn nhiều so với mắt người. Chẳng hạn con diều hâu bay cao 30, 40 mét cũng có thể thấy rất rõ một con gà con đang dạo dưới đất, từ đó nó bổ nhào xuống quắp con gà mang đi. Hoặc như con cú mèo, cũng sống dựa vào mắt, nhưng ban ngày mắt nó không nhìn được đêm đến, nó lại nhìn thấy rất rõ, đứng trên cao có thể thấy một con chuột chạy dưới đất để sà xuống bắt. Hoặc như con gà ban ngày thì nhìn thấy rõ, nhưng tối đến trở thành quáng gà….
Con chó tuy mắt khá tinh, nhưng tai và mũi của nó lại còn tinh hơn. Nó có thể nghe từ xa tiếng các con thú kêu từ xa hoặc ngửi thấy mùi của chúng ẩn nấp trong các bụi rậm. Do tính chất này người ta đã dùng chó trong việc đi săn, khi có người lạ đến nhà, con chó tìm cách ngửi mùi của người khác lạ. Nó nhận ra người quen, chủ yếu qua mùi. Trong quân đội hay ngành công an, người ta cũng đã dùng chó để săn tìm kẻ thù hay tội phạm, người ta còn nói con chó bì mù vẫn đi lại bình thường nhờ vào đôi tai nó vẫn có thể làm tốt việc chăn dắt các đàn cừu, đàn dê…..
Con dơi bay rất nhanh trong đêm tối để bắt muỗi, không hề đụng chạm vào các tường hay các chướng ngại vật khác, chủ yếu không phải dựa vào mắt nhìn mà bằng tai nghe các sóng siêu âm do chính miệng con dơi phát ra dội lại trong khi bay.
Con thuồng luồng hay còn gọi là con bạch tuộc, cơ quan xúc giác rất phát triển, có nhiều vòi để bắt và hút máu, cặp mồi.
Cái mũi con voi không phải chỉ dùng để thở và ngửi mà còn để hút nước, bóc vỏ cây, bốc vác các cây gỗ, giống như bàn tay của con người.
Rất nhiều loại côn trùng tìm đến với nhau không phải do mắt nhìn mà do tiếng kêu hoặc do mùi các hoóc – môn do chúng tiết ra.
Trên đây là chưa kể đến các giác quan đặc biệt như con chim bồ câu đưa thư chẳng hạn. Dù đưa chúng đi xa thế nào sau khi buộc thư vào chân thả chúng lên trời, chúng bay liệng vài vòng để nhận hướng rồi bay về đúng nơi chúng đã ra đi. Nhiều loại chim di cư đến mùa rét lại bay về các vùng ấm hơn cách xa hàng vạn cây số mà không bị chệch hướng…..
Một số ít ví dụ đơn sơ, mộc mạc trên đây đã cho tính chất phong phú đa dạng của giác quan các loài động vật không chỉ đơn thuần dựa vào mắt nhìn là chủ yếu.
3/ Vì sao người bình thường hoạt động giác quan lại dựa vào thị giác?
Đơn giản là vì giác quan nhìn có nhiều ưu điểm nổi bật so với các giác quan khác trong tiếp nhận thông tin, cảm xúc cũng như trong theo dõi, giám sát hành động. Ưu thế này chủ yếu do cấu tạo của mắt cụ thể là của hai con người ( nhãn cầu) mà thể hiện chủ yếu ở màng võng mạc hay màng đáy nhãn cầu. Tại đây trong một diện tích nhỏ, hẹp đã tập trung đến 5,6 triệu đầu dây thần kinh thị giác, nhiều gấp 1000 lần số đầu dây thần kinh xúc giác cơ đầu các ngón tay trỏ.
Do cấu tạo như trên, nên mắt có các ưu thế sau đây trong tiếp nhận thông tin dù chỉ là để nguyên không liếc đi, liếc lại, tức là chỉ nhìn thẳng giữa mắt.
Phạm vi nhìn rộng, nhìn được xa nhìn càng gần, càng rõ nhìn một cách tổng thể, tức khắc nắm bắt cùng một lúc được nhiều loại thông tin khách quan của vật thể ( hình dáng, màu sắc, độ to, nhỏ) kích thước độ xa, gần, độ mịn, nhẵn, bóng với nhiều cung bậc tình tiết tế nhị khác nhau.
Nhìn rộng, chỉ nhìn thẳng trước mặt không liếc đi liếc lại, hai con mắt đã có thể nhìn được một khoảng rộng hình chóp nón, với đỉnh là hai con mắt, các cạnh nghiêng một góc ba mươi độ về các phía toả rộng mãi đến chân trời, nếu không thì vật cản trong phạm vi như trên, mắt có thể nhìn thấy mọi thứ. Phạm vi nhìn rộng này người ta gọi là thị trường, với ý nghĩa chữ thị ở đây là con mắt, trường nhìn thấy chứ không phải thị là chợ, nơi buôn bán. Thị trường này có thể thay đổi tuỳ theo từng người.
Nhìn rõ từ xa đến gần: Trong phạm vi nhìn như trên nếu trời quang, mây tạnh, không bị vật cản, mắt người có thể nhìn xa hàng cây số. Chúng ta đã nghe các bản dự báo thời tiết về tầm nhìn xa 10 km. Tuy nhiên, muốn nhìn xa thì vật được nhìn phải có độ to nhất định, còn vật bé thì không thể nhìn thấy. Mặt con người chỉ nhìn thấy rõ trong một cự ly nhất định khoảng 30 cm cách xa mắt, xa hơn độ nhìn rõ kém dần, gần quá cũng khó nhìn rõ và bị nhức mắt. Nguyên nhân của việc nhìn rõ xa, gần này là do sự điều tiết về độ cong của con ngươi. Nếu nhìn xa độ cong này dãn ra, nhưng nếu nhìn gần thì độ cong phải uốn lại chỉ uốn đến một mức nào thì thôi, nếu gần mắt quá con ngươi không uốn được không những không nhìn rõ mà mắt bị nhức là vì vậy. Ở những người già, độ cong uốn kém đi cho nên người già không đeo kính lão nhìn xa thì rõ, nhìn gần để đọc sách thì khó, họ bị viễn thị và phải đeo kính viễn kính của người già. Trái lại có những người độ cong con ngươi lớn hình ảnh thu được không rơi đúng vào võng mạc đủ cho họ đã nhìn rất gần. Đây là những người cận thị phải đeo kính cận để điều chỉnh hình ảnh rơi đúng vào màng võng mạc.
Độ nhìn tinh, nhìn rõ này không khác nhau tuỳ theo từng người và thay đổi theo tuổi. Để xác định nhìn rõ, nhìn tinh có nhiều cách, cách phổ biến là tính khoảng cách phân biệt hai chấm nhỏ đặt cách nhau trên mặt giấy. Người ta đặt tờ giấy có vẽ hai chấm nhỏ gần liền kề nhau cách mắt 30cm, nếu hai chấm gần sát với nhau thì dù là hai chấm, người ta cũng chỉ cảm giác như là chỉ có một chấm. Người ta dãn dần khoảng cách của hai chấm cho đến khi nhìn phân biệt thành hai chấm, khoảng cách nhỏ nhất ở mắt người có thể phân biệt được hai chấm đặt liền nhau gọi là độ nhìn tinh hay độ nhạy cảm của mắt, khoảng cách nào là 0,2 mm. Trong khi đó dùng đầu ngón tay trỏ để phân biệt hai chấm nổi đặt liền kề nhau thì khoảng cách giữa hai chấm nổi ít nhất phải là 1,5 mm, gấp 15 lần lớn hơn so với mắt nhìn. Điều này cho thấy mắt nhìn tinh hơn tay sờ biết bao, cũng vì lý do này chữ đọc bằng mắt nhỏ hơn nhiều lần so với chữ tay sờ đọc.
- Nhìn tổng thể và nhìn tức khắc: Khi ta vào một phòng vào buổi tối, bật đèn lên là mọi vật, mọi hình ảnh trong phòng hiện lên toàn bộ tức khắc, không chậm trễ một giây, khi đi đường cũng vậy mắt người nhìn thấy toàn bộ tức khắc mọi người và vật trên đường. Điều này khác với tay sờ, tay chỉ nắm được cái gì mình chạm đến. Khi vào một căn phòng, muốn biết căn phòng rộng hay hẹp, có các đồ đạc gì người mù phải sờ hết từ bàn, ghế, các bức tường…. mới hình dung được độ rộng hẹp, cách bố trí tiện nghi trong phòng. Tức là người mù phải đi từ cụ thể tiến lên tổng hợp một cách tuần tự, từng bước, không thể nắm tổng thể tức khắc như người bình thường. Đây là một nét đặc trưng rất quan trọng về sự khác nhau trong phương pháp nhận thức giữa người bình thường với người mù mà ta cần hiểu và vận dụng.
Từ nhìn thấy ngay tổng thể, toàn bộ người bình thường sẽ phát hiện ra những gì là đặc biệt, là khác thường để đi sâu vào xem xét, nghiên cứu, bỏ qua những gì không cần thiết. Đây là một ưu thế của mắt nhìn mà bằng sờ mó người mù không thể có được.
- Hình ảnh xuất hiện không những tức khắc, tổng thể mà với đầy thông tin phong phú, đa dạng, với nhiều cung bậc tình tiết tinh vi tế nhị khác nhau.
Bằng mắt nhìn chúng ta thấy ngay hình dáng, màu sắc kích thước, to nhỏ, vị trí, xa gần, độ mịn, độ bóng, độ nhám xù xì, gồ ghề….Trong từng loại thông tin trên đây mức độ tình tiết cũng rất khác nhau. Ví dụ màu sắc, chỉ hơi đậm nhạt khác nhau một tý là mắt đã phân biệt được hay về độ bóng, độ nhẵn, chỉ khác nhau một ít mắt cũng nhận ra ngay. Nói về vẻ mặt con người mũi người này không giống mũi người khác, chỉ hơi đỏ mặt vì thẹn thùng, hơi mỉm cười vì xung sướng, hài lòng, chỉ nhẹ gật đầu tỏ vẻ đồng ý rồi dáng điệu hơi buồn, hơi thất vọng…. qua nhìn, con mắt đều phát hiện được….. Do những sự tinh tế này, cho nên không những mắt nắm thông tin rất phong phú, nhanh nhạy mà qua đó cũng nắm được tình cảm, tâm hồn nội tâm của con người, có con mắt con người rung động về tình cảm. Đây cũng là ưu thế lớn của mắt nhìn so với giác quan sờ mó.
- Đặc biệt, với sự tiến bộ của loài người, người ta còn sáng chế ra chữ viết, xuất bản nhiều sách, vở báo chí xây dựng nhiều thư viện sáng chế ra nhiều phương tiện như: máy hiển vi, máy phóng đại, kính thiên văn, máy quay phim, máy chụp ảnh, ti vi…. Giúp cho tầm nhìn của mắt càng thêm mở rộng. Không những mắt còn nhìn thấy hình ảnh những con vi trùng, những hình thể xa hàng triệu năm ánh sáng, ngồi tại Việt Nam còn nhìn được hình ảnh ra ở các nước xa xôi…Đặc biệt, bằng việc đọc sách, báo, sự hiểu biết nhờ có mắt nhìn tăng gấp bội, không những hiểu được việc ngày nay mà còn hiểu được quá khứ, tương lai…..
Do những ưu điểm, ưu thế như trên nên con mắt không chỉ là phương tiện quý báu để cung cấp thông tin, kiến thức mà còn là phương tiện rất hữu hiệu để theo dõi, giám sát hoạt động của cơ thể diễn ra đúng theo quy định.
Có thể nói, mọi hoạt động của người bình thường đều có con mắt theo dõi, giám sát. Từ đi bộ, đi xe đạp, xe máy, lái ô tô, đến viết lách, nấu ăn, quét nhà, điều khiển máy móc….Có thể theo dõi giám sát trực tiếp bằng mắt hoặc qua các đồng hồ chỉ giờ các đèn báo hiệu, qua màn hình….nhờ ưu điểm nhìn rộng, nhìn xa, nhìn rõ, nhìn tổng thể, tức khắc đầy đủ thông tin, mắt có thể theo dõi, giám sát rất hữu hiệu xử lý được nhiều tình huống phức tạp. Đây cũng là một ưu thế mà giác quan sờ mó không thể có được.
Đặc biệt, do sự tiến bộ của loài người, người ta đã phát minh ra chữ viết, qua đó đã in ra nhiều sách, báo, xây dựng nhiều thư viện, đã sáng chế ra nhiều máy móc, công cụ như: Kính hiển vi, kính phóng đại, kính thiên văn, máy quay phim, máy chụp ảnh, ti vi, vi tính, các thiết bị kỹ thuật số…. Giúp cho tầm nhìn của mắt mở rộng ra rất nhiều con mắt có thể nhìn thấy hình ảnh những con vi trùng thật nhỏ, những thiên thể khổng lồ. Ngồi tại Việt Nam mà nhìn được hình ảnh tại các nước xa xôi. Chữ viết không phải là các hình ảnh bình thường mà là tri thức, kiến thức quý báu tổng kết qua các thời kỳ.
Trên đây chỉ mới nói đến ưu điểm của mắt nhìn chưa có sự phối hợp trên của cơ bắp, của các giác quan khác, chưa có vai trò phân tích, tổng hợp kết hợp, kết hợp ghi nhớ của trí tuệ. Với sự phối kết hợp thêm của cơ bắp, của các giác quan khác và với vai trò tổng kết, kết hợp của trí tuệ, giá trị các hình ảnh nhìn thấy còn tăng gấp bội.
4/ Vai trò của cơ bắp của các giác quan khác, của trí tuệ đã có tác dụng mở rộng, nâng cao giá trị hình ảnh nhìn thấy như thế nào?
Con mắt có thể liếc đi, liếc lại, đầu người có thể ngẩng lên, cúi xuống, quay sang phải, quay sang trái, tay có thể nắm vật đưa tận mắt nhìn cho rõ, chân có thể bước đưa mắt xem bất kỳ nơi nào mắt muốn nhìn….tất cả các hoạt động cơ bắp đó đã làm cho mắt in được thêm rộng, thêm sâu.
Do chức năng của mình, có một số tính chất của vật chất, chỉ riêng mắt thì không nắm được. Ví dụ độ nóng lạnh, sức mạnh, độ cứng, độ dòn, độ dẻo, dai…. chỉ có tay trực tiếp sờ, nắm mới biết được. Hoặc như: tiếng động thì chỉ có tai mới nghe được mùi thì chỉ có mũi mới ngửi được…
Tuy nhiên, nhờ sự phối kết hợp của các giác quan khác, cộng với vai trò tổng, kết hợp, ghi nhớ của trí óc đã giúp cho chỉ bằng mắt nhìn cũng nắm được tính chất trên mà không cần kiểm tra lại. Ví dụ khi nhìn một đàn dương cầm lần đầu, người nhìn chưa hiểu đàn kêu thế nào sau đó được nghe đánh, nhờ tai nghe và trí óc ghi nhớ lại lần sau mắt nhìn đã hình dung ra ngay tiếng đàn dương cầm kêu thế nào, không cần nghe lại. Hoặc khi mới thấy một vật liệu nào đó mắt chưa hiểu sờ nó mát lạnh như thế nào, sức nặng ra sao, độ dòn dễ gẫy hay không….bằng tay sờ thử, trí óc, ghi nhớ lại lần sau mắt nhìn đã hình dung được, không cần thử lại. Về mũi cũng vậy khi gặp một vị thuốc nào đó lần đầu, không thể hình dung vị thuốc đó mùi ngửi ra sao. Sau khi mũi đã ngửi, lần sau gặp lại vị thuốc, chỉ cần nhìn cũng hình dung ra mùi của nó thế nào, đặc tính này cũng áp dụng ngay cả đối với hình ảnh mắt nhìn. Khi nhìn một người lần đầu, ta chưa hiểu nét mặt, dáng bộ người đó ra sao, nhưng đã được thấy một lần rồi, do trí nhớ của óc, lần sau gặp lại thì nhớ ra ngay người mình đã gặp.
Do tính chất này, người ta nói hình ảnh mắt nhìn không đơn thuần là của mắt nhìn mà còn có sự góp phần của các giác quan khác và của chính ngay mắt nhìn của quá khứ. Nó là sự kết hợp giữa các hiện tại với những cái đã thu thập, tích luỹ từng bước bằng nhiều nguồn, bằng nhiều cách. Người càng có trình độ, càng có kinh nghiệm thì hình ảnh mắt nhìn cũng sâu sắc phong phú hơn người trình độ kém và thiếu kinh nghiệm. Đây là sự khác nhau giữa giác quan, trí tuệ con người và các loài động vật khác, các loài động vật khác cũng có sự phối, kết hợp và ghi nhớ nhưng chỉ ở mức độ thấp, đơn giản. Cụ thể: con trâu có thể nhớ được đường về, con chó có thể nhớ được chủ nhà nhưng không thể nhớ nhiều, lâu và phong phú như con người.
5/ Muốn nhìn tốt, nhìn sâu, con người phải có trình độ, phải có kinh nghiệm, như vậy con người có phải rèn luyện giác quan nhìn hay không, sự rèn luyện bắt đầu từ bao giờ và khi nào thì kết thúc.
Muốn nhận thức hoạt động tốt, người bình thường phải rèn luyện đủ cả 5 giác quan, nhưng cuối cùng vẫn tập trung thể hiện nhất vào giác quan nhìn thấy.
Như trên đã cho thấy, muốn nhìn tốt, nhìn sâu phải có kiến thức, trình độ, có kinh nghiệm mà còn phải tích luỹ được nhiều hình ảnh nhìn thấy, nhiều hiểu biết do các giác quan khác cung cấp ( nghe, sờ mó, ngửi, nếm) cho nên sự rèn luyện các giác quan nói chung và giác quan nhìn ở người bình thường là rất quan trọng. Sự rèn luyện này là suốt cuộc đời bằng nhiều hình thức, biện pháp mà nhiều khi ta làm ta cũng không biết là ta đang rèn luyện giác quan, nhất là rèn luyện giác quan nhìn.
Hãy quan sát mọi đứa trẻ khi còn rất ngây thơ. Nằm trong nôi, trong giường cái đầu tiên kích thích cháu hoạt động, chính là các màu sắc, các rung động xảy ra trước mắt cháu và cháu nhìn, ngắm. Đó là sự rèn luyện giác quan đầu tiên khi lớn lên ít nữa, biết đi lại, chính mắt nhìn thấy và phần nào do tai nghe thấy đã kích thích cháu chạy lại ngắm nhìn, nghe sau đó trực tiếp nắm lấy đồ vật, ngắm vuốt chán rồi gõ, bẻ, có khi đưa lên mũi ngửi, đưa vào miệng cắn. Đó là hoạt động rất tự nhiên của các cháu bé, nhưng chính đó là sự rèn luyện các giác quan sau khi đã nắm đầy đủ các tính chất của vật ( màu sắc, hình dáng, chất liệu, độ bóng, sức nặng, độ dòn, tiếng động, mùi vị….) cháu bé sẽ chán không thèm chú ý đến đồ vật đó nữa. Dù cho có đưa vào tay cháu cũng bỏ ra nếu gặp một vật khác, có những đặc tính giống như đồ vật đã quan sát, chỉ có một số tính chất khác, cháu chỉ tập trung tìm, liếc, nghiên cứu cái mới, mà không chú ý đến cái cũ nữa. Có nghĩa là một số đã biến thành kiến thức, tích luỹ trong kho tàng trí tuệ của cháu. Cháu chỉ cần nhìn là hiểu ngay, không thử lại đối với người lớn bình thường cũng vậy, do đã tích luỹ được một số hiểu biết từ lúc nhỏ cho đến lúc lớn, khi gặp vật lạ, họ chỉ cần tập trung nghiên cứu cái gì là mới, mà chưa hiểu biết, cần kiểm tra lại bỏ qua những gì đã biết, đã hiểu. Quá trình đi học, đi làm, đi du lịch, đi thăm quan, xem ti vi, đọc sách….chính là quá trình người bình thường rèn luyện các giác quan, nhưng chủ yếu là giác quan nhìn đó là quá trình tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, xây dựng kho tàng trí tuệ nhận thức của họ. Người bình thường có rất nhiều thuận lợi và có nhiều hứng thú để rèn luyện giác quan, nhất là giác quan nhìn họ làm say sưa, không mệt mỏi suốt đời.
6/ Việc dựa chủ yếu vào mắt nhìn có sinh ra cho người bình thường nhược điểm gì không?
Do ưu thế vượt trội của mắt nhìn đối với các giác quan trong nhận thức và hành động. Việc dựa chủ yếu vào mắt nhìn là việc đương nhiên và có lợi về nhiều mặt. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra cho người bình thường một số nhược điểm sau đây:
- Bỏ qua nhiều thông tin, tín hiệu quý báu do các giác quan khác cung cấp vì thế giới bên ngoài: Những thông tin, tín hiệu do các vật thể cung cấp rất phong phú, đa dạng. Có cái do mắt nhìn, có cái do nghe, do sờ, ngửi hoặc nếm. Người bình thường cũng có khai thác nhưng chưa triệt để chưa chi tiết, họ chỉ khai thác đến mức cần thiết, trọng đại biến thành kiến thức có mắt nhìn cũng hiểu được chỉ khi thật cần mới kiểm tra lại. Điều này là đương nhiên vì họ dựa vào mắt, kết hợp với một số kiến thức cần thiết do các giác quan cung cấp với mức như vậy là đủ. Họ không cần đi quá sâu, quá chi tiết vì như vậy cũng thừa.
- Do dựa chủ yếu vào mắt nhìn, khi người bình thường nhắm mắt lại hoặc trong đêm tối, họ không hoạt động được. Từ đó khi gặp người mù hoặc bản thân họ chẳng may bị mù, họ hình dung là không thể hoạt động được các giác quan khác chẳng giúp ích được gì, họ cho chỉ mắt nhìn mới có giá trị.
- Do dựa chủ yếu vào mắt nhìn, cho nên trong đời sống xã hội, nhiều thứ làm ra chủ yếu phục vụ cho mắt nhìn, từ đường đi, lối lại, chữ viết, sách vở, phương tiện, máy móc, công cụ, các điểm báo hiệu, kiểm soát đều chỉ thuận tiện cho người có mắt nhìn và gây trở ngại cho những người hoạt động không dựa trên con mắt.
Do có nhiều ưu điểm nổi bật như trên nên con mắt được coi là giác quan quý giá nhất của con người, là giác quan của hình ảnh không gian. Nó đã có tác dụng rất to lớn đối với loài người. Tuy nhiên không vì thế mà coi nhẹ các giác quan khác, cũng cần nói thêm mắt nhìn chỉ là công cụ để nhận thức và theo dõi, giám sát hành động, nó không có khả năng hành động như đôi tay chẳng hạn. Do đó còn đôi con mắt nhưng mất hoàn toàn hai tay, thì họ không thể làm bất cứ công việc gì, dù là múc lấy cơm ăn hay tự viết lấy chứ, chưa kể làm các việc khác, trong khi đó một người mù tuy mất hoàn toàn hai mắt, nhưng còn đôi tay không những họ có thể làm nhiều việc từ sinh hoạt đến sản xuất, học tập. Từ nhận xét này ta nên hiểu mỗi giác quan, mỗi công việc đều có điểm mạnh, điểm yếu. Điều quan trọng là biết tìm chỗ mạnh, chỗ hay để có chủ trương, biện pháp thích hợp.
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- LỜI GIỚI THIỆU VỀ QUYỂN SÁCH: KHẢ NĂNG CỦA NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG 1: THẾ NÀO LÀ NGƯỜI MÙ PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI MÙ CẦN NGHIÊN CỨU
- CHƯƠNG II: GIÁC QUAN VÀ SỰ BÙ ĐẮP GIÁC QUAN Ở NGƯỜI MÙ (P 2)
- CHƯƠNG III: TƯ DUY TRÍ TUỆ NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG IV: THỂ LỰC NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG V: KHẢ NĂNG TỰ PHỤC VỤ, THAM GIA CÔNG VIỆC NHÀ, THAM GIA LÀM KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG VI: KHẢ NĂNG TỰ ĐI LẠI CỦA NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG VII: KHẢ NĂNG HỌC TẬP CỦA NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG VIII: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC, SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG IX: KHẢ NĂNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MÙ
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận