tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
CHƯƠNG VIII: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC, SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI MÙ
1/ ýnghĩa, tầm quan trọng của việc làm và sản xuất đối với người mù như thế nào?
Tuy bị mất thị giác, nhưng do trí tuệ, thể lực vẫn bình thường lại có các giác quan còn lại bù đắp, người mù vẫn có khả năng làm việc, sản xuất. Họ vẫn muốn dựa vào bàn tay, khối óc của mình để tự lực, ổn định cải thiện đời sống, giảm nhẹ sự trợ giúp của gia đình và xã hội. Việc làm và sản xuất, đối với người mù không chỉ là đời sống. Nó là phương tiện tốt nhất giúp người mù phục hồi chức năng, rèn luyện giác quan, trí tuệ, thể lực. Là niềm vui, niềm tự hào được sống có ích. Là điều kiện để có thể vươn lên thực sự bình đẳng, hòa nhập trong gia đình, xã hội và cộng đồng. Các hoạt động khác như: học văn hóa, học nghề, sinh hoạt câu lạc bộ, thể dục, thể thao ... chỉ thực sự có ý nghĩa, có tác dụng khi cuối cùng giải quyết được vấn đề việc làm và sản xuất. Trên cơ sở có việc làm, có sản xuất, các hoạt động đó mới thực sự trở nên sống động, phong phú và thiết thực.
Đối với gia đình và xã hội cũng vậy, mọi hoạt động trợ giúp người mù chỉ thực sự có giá trị nếu cuối cùng mang lại việc làm, sản xuất, đời sống cho người mù và chỉ thông qua việc làm, sản xuất mới thực sự thay đổi được cách nhìn của mọi người đối với người mù. Có thể nói: “Sản xuất việc làm là trung tâm, lõi cốt của mọi hoạt động trợ giúp người mù”. Không chỉ những người mù nghèo, đời sống khó khăn mới cần làm việc và sản xuất. Ngay cả những người gia đình khá giả, những người mù đã có chế độ cũng cần làm việc và sản xuất. Không chỉ để ngồi không, buồn bã mà không làm việc. Không có gì vui sướng hơn được cầm đồng tiền do chính mồ hôi, công sức của mình làm ra. Phong trào một số anh chị em thương binh mù Miền Nam, của những thương binh hỏng mắt ở Trường Thương binh hỏng mắt và của những anh chị em mù ở Hà Nội, một số tỉnh, thành phố quyết tâm vươn lên tổ chức cho được sản xuất, việc làm trong những năm 60, 70 là một bằng chứng sinh động.
Trên đây, xin kể một vài câu chuyện.
Ở nước ngoài, có một cậu học sinh mù con nhà khá giả, sau khi học xong ở trường học sinh mù, cậu trở về nhà. Lúc đầu cậu hết sức phấn khởi vừa được gặp lại bố, mẹ, em gái, em trai, lại được nghỉ ngơi thoải mái sau nhiều năm xa nhà, học tập căng thẳng. Bạn của mẹ, của em gái, em trai đến chơi đều ngạc nhiên, trầm trồ khen ngợi khi nhìn cậu đọc chữ nổi hoặc nghe cậu biểu diễn dương cầm. Những cái này rồi cũng qua đi. Mọi người đều có công việc, còn cậu thì ngồi không. Khi học đến chữ, may lắm cũng chỉ nhận được lời chào và lời thương hại. Cậu cảm thấy nghẹt thở, cuối cùng, cậu đã đề nghị gia đình cho cậu ra đi tìm việc làm. Mọi người trong nhà tỏ ý ngạc nhiên, người ta bảo cậu là điên, ở nhà nào có thiếu thứ gì. Cô em gái lại cho rằng cậu đã yêu một cô bạn của mình và đã tự trách là không phát hiện ra sớm để ngăn chặn một tình cảm sai lầm. Cuối cùng, cậu đã ra đi đến ở với một người mù làm nghề điều chỉnh đàn dương cầm. Cậu làm việc rất say mê, có năng suất, chất lượng, bởi vì nghề này, cậu đã được học tại trường. Tinh thần cậu trở nên tươi vui, phấn chấn. Mặc dầu vậy. gia đình vẫn tìm cách ngăn cản, ông bố, bà mẹ bỏ ra rất nhiều tiền để người ta gây khó khăn cho cậu.
Đáng lý ông bà nên làm ngược lại, không nên ngăn cản mà tạo điều kiện cho cậu được thực hiện nguyện vọng của mình. Nguyên nhân là vì họ không hiểu giá trị của sản xuất, việc làm đối với người mù.
Ở nước ta, cũng có chuyện tương tự, tại một vùng quê có cô con gái mù con nhà tương đối khá giả, ở nhà cô không phải làm gì, sức khỏe cô sút kém, ốm yếu luôn, tâm hồn buồn bã, gia đình rất buồn và lo lắng. Rồi cô được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, vốn cho người mù vay và người mù phải trực tiếp sử dụng vốn. Cô đã thực hiện đúng cam kết. Gia đình đã mua cho cô một con lợn giống và cô đã tự chăn nuôi. Cô làm việc rất hăng say, tinh thần phấn chấn, sức khỏe khá lên, hết ốm đau, quặt quẹo. Khi gia đình định chuyển lên thị trấn để mở cửa hàng, cô nhất quyết xin ở lại không đi, vì lên đó, cô lại chẳng có việc gì làm. Thấy rõ tác dụng của sản xuất, việc làm và chiều con, bà mẹ cũng đã không đi, ở lại quê để cùng cô tiếp tục chăn nuôi.
2/ Khả năng làm việc, sản xuất của người mù đã được thể hiện trên thực tế như thế nào?
Ở các chương trên, chúng ta đã thấy kể từ ngày mở trường học đầu tiên cho người mù đến nay. Phong trào sản xuất, làm việc của người mù được mở rộng, đẩy mạnh. Hàng triệu người mù đã được làm việc, được tham gia sản xuất với nhiều ngành nghề phong phú, đa dạng, với nhiều trình độ chuyên môn, kỹ thuật khác nhau. Ngày nay, có thể khẳng định người mù có thể lao động trí óc với các nghề như: dạy học (giáo viên, giáo sư, hiệu trưởng...) luật gia, luật sư, sử gia, chuyên viên nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhân viên văn phòng...
Họ cũng có thể làm cán bộ chuyên môn, kỹ thuật viên như: Chương trình viên máy tính, tổng đài điện thoại viên, kỹ thuật viên xoa bóp, rửa phim ảnh.
Người mù cũng có thể hoạt động nghệ thuật, chủ yếu về âm nhạc, đơn ca, đồng ca, biểu diễn nhiều loại nhạc cụ, sáng tác.
Người mù có thể làm nghề buôn bán, chế biến, sản xuất thủ công, công nhân công nghiệp ...
Có những nghề người mù tham gia với số lượng lớn. Chẳng hạn ở Ý có 10.000 người mù làm nghề tổng đài điện thoại, ở Pháp có 10.000 người mù hoạt động âm nhạc, ở Tây Ban Nha có 20.000 người mù bán xổ số trên thế giới có hàng vạn người mù làm xoa bóp ... Chưa kể hàng chục vạn người mù trồng trọt, chăn nuôi, đan lát ...
Ngay ở Việt Nam, với sự tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước và của Hội Người mù Việt Nam, trong vài chục năm qua, đã tổ chức được gần 100 cơ sở sản xuất giành cho người mù rải rác ở nhiều địa phương trong cả nước, bao gồm từ xí nghiệp, hợp tác xã đến tổ sản xuất, tiếp nhận khoảng 3.000 người mù vào làm với nhiều ngành nghề khác nhau: cao su, nhựa, đồ điện, đồ mộc, đồ nhôm, văn phòng phẩm, chổi, tăm, chiếu. Nhiều cơ sở thành lập được 30 năm, phát triển từ nhỏ đến lớn, vượt qua thử thách của thời gian và cơ chế thực sự đã trở thành chỗ dựa về sản xuất, việc làm và đời sống cho hàng ngàn người mù.
Ngoài ra, còn hàng chục nghìn người mù được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, giúp cho họ phát triển việc làm, cải thiện đáng kể đời sống. Hoạt động sản xuất, việc làm đối với người mù là một hoạt động trung tâm được các cấp, các ngành và Hội Người mù Việt Nam đặc biệt chú ý.
3/ Kết quả, tác dụng thực tế của việc tổ chức sản xuất, việc làm cho người mù như thế nào?
Chỉ cần nói ngay tại Việt Nam thôi, việc tổ chức sản xuất, việc làm cho người mù đã mang lại tác dụng, lợi ích rất thiết thực.
- Trước hết, đối với người mù: Nhờ được sản xuất, làm việc người mù rất phấn khởi, tươi vui. Họ làm việc rất hăng say, miệt mài. Có nhiều người ở xa cơ sở 10 - 15 km, hàng ngày vẫn đến cơ sở rất đều đặn, rất đúng giờ, không bỏ buổi nào, dù họ đi lại có nhiều khó khăn. Có nhiều người mù, khi yêu cầu đòi hỏi, lao động liên tục 14 - 15 giờ để đảm bảo sản phẩm vẫn vui vẻ. Nhiều người khi bắt đầu tham gia sản xuất, ngỡ ngàng, vụng về... Qua lao động tay nghề, tác phong thay đổi hẳn, trở thành những thợ thủ công giỏi nhạy bén. Sản phẩm làm ra bảo đảm năng suất, chất lượng. Nhiều người trở thành giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng nhiệt tình, năng động, quản lý hạch toán rõ ràng rành mạch. Nhờ sản xuất có lãi, không những cơ sở vật chất, vốn liếng của cơ sở ngày càng tăng mà cuộc sống của người lao động mù cải thiện rất rõ rệt, tuy không thật cao, nhưng cũng đảm bảo được cuộc sống. Nhiều người mù nhờ sản xuất, nhờ được vay vốn thoát khỏi đói nghèo, vươn lên rõ rệt. Thông qua sản xuất, mối quan hệ xã hội của người mù cũng được mở rộng. Nhiều cơ quan, ban ngành biết đến cơ sở, biết đến người mù và đã có nhiều trợ giúp thiết thực: cấp vốn, mặt bằng, miễn giảm thuế, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm ...
Nhờ có cuộc sống ổn định, người mù có điều kiện tham gia các hoạt động khác như sinh hoạt Hội, học văn hóa, sinh hoạt câu lạc bộ, thể dục, thể thao ... Cuộc sống tinh thần, vật chất đều được cải thiện. Nhiều người còn xây dựng được hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái như mọi gia đình bình thường khác. Thực sự họ trở thành thành viên bình đẳng bình thường, hòa nhập như mọi người khác trong gia đình và xã hội.
Tất nhiên để đạt được kết quả như trên, biết bao công sức, do Hội đã phải đổ ra và cũng chỉ trên cơ sở đó, niềm vui, hạnh phúc mới đến với họ.
4/ Trong việc tổ chức sản xuất, việc làm cho người mù có những đặc điểm gì cần chú ý?
Để tổ chức sản xuất, việc làm đối với người mù cũng như đối với người bình thường đều có những vấn đề chung cần giải quyết như: Ngành nghề, mặt hàng, nguồn tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, mặt bằng, công cụ, vốn liếng, nhân sự, thủ tục...
Tuy nhiên, để tổ chức sản xuất, làm việc cho người mù cần chú ý hai vấn đề sau đây:
- Người mù sản xuất trên cơ sở không dùng mắt nhìn mà dùng các giác quan còn lại, chủ yếu là xúc giác và thính giác. Điều này quyết định trong việc lựa chọn công việc, trang bị máy móc, công cụ, tổ chức ...
- Tâm lý xã hội còn ngại sử dụng lao động là người tàn tật, nhất là người mù.
a/ Người mù lao động không trên cơ sở mắt nhìn mà dùng các giác quan còn lại chủ yếu là tay sờ và tai nghe.
Khi sản xuất, người sáng dùng tay để thao tác, còn mắt để kiểm tra, theo dõi, uốn nắn, chưa kể chân di chuyển rất dễ dàng, chủ động. Người sáng làm việc rất nhanh nhẹn, linh hoạt với nhiều động tác phức tạp.
Người mù sản xuất, thao tác cũng bằng tay. Nhưng ngoài thao tác, tay còn thay mắt để nhận biết, để theo dõi, giám sát, uốn nắn. Tất nhiên, tai cũng có thể góp phần nhất định vào việc theo dõi, giám sát nhưng không thể cụ thể. Do tay của người mù phải đảm nhiệm nhiều chức năng như vậy, chưa kể sờ bằng tay không thể nhanh nhạy như nhìn bằng mắt, nên năng suất người mù dễ bị giảm sút. Do đó, để đảm bảo năng xuất, nên chọn những nghề, những công việc, công đoạn làm không cần tay sờ kiểm tra do đã có cữ, có khuôn hoặc là các thao tác lặp đi, lặp lại một cách đều đặn. Vì sao người mù có thể đánh đàn nhanh và hay chẳng kém gì người bình thường. Bởi vì khi đánh đàn, tay chỉ thao tác còn việc kiểm soát, theo dõi do tai. Người sáng cũng vậy, người mù có thể làm các việc sau đây nhanh và tốt chẳng kém gì người bình thường: thụt bễ lò rèn, đóng gạch, nắm than. Nghề xoa bóp người mù làm tốt bởi vì chỉ cần sờ đúng chỗ là thao tác được. Người mù làm nghề điều chỉnh dương cầm đạt hiệu quả cao vì đã có tai theo dõi còn tay chỉ lên dây cho đạt cao độ mong muốn.
Thực ra, trong sản xuất, có rất nhiều việc chỉ cần thao tác không cần mắt nhìn kiểm tra, tay cũng không phải sờ mó để kiểm tra, chỉ thao tác thôi. Tôi đã sang Thụy Điển tham quan một nhà máy sản xuất xà phòng kem. Xà phòng sau khi được làm ra do máy rót tự động vào các chai nhựa. Người mù một số đứng đầu băng tải đặt các bình nhựa không vào dây chuyền, một số đứng cuối nhặt các bình đã được rót đầy xà phòng ở băng tải ra, vặn nắp và xếp vào thùng.
Tại một phân xưởng khác, người mù dùng cưa máy đã được che chắn, bảo vệ an toàn để cưa gỗ thành các đoạn dài bằng nhau dùng vào việc đóng bàn, ghế. Người mù chỉ việc đưa các khúc gỗ đúng vào cưa rồi đẩy qua lưỡi cưa và các khúc gỗ cưa ra rất bằng nhau.
Người mù còn đứng máy cắt các bó dây điện thành những đoạn bằng nhau, sau đó dập các khuyên đồng vào đầu các dây. Các bó dây điện này dùng đấu mạch điện trong một phân xưởng chế tạo thang máy.
Tôi còn thấy một người mù đứng máy tiện để tiện một chi tiết trong máy bay phản lực. Máy tiện được điều khiển tự động bằng chương trình vi tính. Sau khi lắp thép vào máy tiện, người mù chỉ việc bấm nút cho máy chạy. Toàn bộ công việc tiện, từ quy cách, hình dáng đều do máy vi tính điều khiển. Khi tiện xong, máy tiện tự động ngừng chạy và người mù tháo chi tiết ra, rồi lại tiếp tục công việc.
Cũng có những người mù ngồi chuyên bỏ các sản phẩm đã hoàn chỉnh vào bao đóng gói.
Thật ra, với nền sản xuất hiện đại, việc làm ra sản phẩm hiện nay chủ yếu do máy móc đảm nhiệm. Người công nhân bình thường chỉ việc bấm cho máy chạy, kiểm soát qua hệ thống đèn hoặc đồng hồ. Nếu những thứ này được chuyển thành tai có thể nghe được hoặc tay có thể sờ được thì người mù cũng có thể đứng máy, kiểm tra hoạt động của máy.
Rất nhiều công việc trong cơ quan, nhà máy người mù có thể làm được, không kém người bình thường. Đặc biệt, người mù làm việc rất tập trung, ít chạy đi, chạy lại hay đi ra ngoài. Khó khăn chính là các việc đó có giành cho người mù không, trong hoàn cảnh nhân lực bình thường còn thiếu việc và tâm lý ngại dùng lao động là người tàn tật còn phổ biến.
Thật ra, các công việc mà người ta thường quan niệm là đơn giản như bó chổi, đan rổ rá ... lại là công việc đòi hỏi tay nghề cao. Tay ở đây không chỉ thao tác mà còn nhận biết, theo dõi, uốn nắn các sai sót. Chỉ riêng việc chẻ tre, chẻ lạt, bàn tay vừa đưa dao, vừa uốn, lái sao cho chẻ được cân bằng, không lãi, lẹm. Đây là công việc kỹ thuật cao mà trong người sáng cũng như trong người mù không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên, vì cuộc sống, nhiều người mù đã rèn luyện bó chổi, đan lát rất giỏi. Đây là điều rất đáng ca ngợi và không nên coi đây là việc đơn giản, bình thường. Dừng nghĩ rằng cứ làm thủ công là đơn giản và làm máy móc mới là phức tạp.
Người mù đan len cũng giỏi, bởi vì đây là việc có chữ, có khuôn. Họ có thể đan xen màu sắc, không phải bằng mắt nhìn mà bằng cách phân biệt màu sắc của len nhờ độ mịn, độ bóng hay độ nhám khác nhau, hoặc do họ đánh dấu trước.
Trên đây là quan điểm cần có khi chọn nghề, chọn việc làm, chọn công đoạn sản xuất cho người mù. Còn vận dụng thế nào phải dựa vào thực tế.
- Máy móc, công cụ cho người mù: Người mù có thể đứng máy được. Chỉ cần chú ý sao cho an toàn và người mù điều khiển được. Một điểm khác cần chú ý là người mù cần được làm việc. Nếu đưa máy móc vào dẫn đến người mù không có việc làm thì không nên. Xu hướng hiện nay là trang bị máy móc hiện đại, tiên tiến để sản xuất được nhanh, nhiều, tốt rẻ. Nhưng nếu vì thế mà người mù không có việc làm thì không đạt yêu cầu. Đây là bài toán mà các nhà tổ chức sản xuất cho người mù phải tính đến. Nên chọn những mặt hàng người bình thường không muốn làm. Có thể làm những việc này, thu nhập người mù sẽ thấp hơn nhưng ổn định. Ví dụ như làm chổi chẳng hạn.
- Về tổ chức: Cần 2 điều.
- Trong cùng một công đoạn, bố trí cả người mù và người sáng mắt làm chung. Thông thường người có mắt bao giờ cũng ưu thế hơn, dẫn đến thua sút trong thu nhập cho người mù. Trong một cơ sở giành cho người mù cần có quan điểm: Việc gì người mù làm được thì giành cho người mù người bình thường các người tàn tật loại khác tham gia trong cơ sở chỉ bố trí làm những việc, những công đoạn người mù không hoặc khó làm được. Như vậy đã tổ chức, phân phối ăn chia, đảm bảo công việc cho người mù.
- Không nên có quan điểm cùng những người bình thường hoặc tàn tật khác sản xuất để bù đắp, tăng thu nhập cho người mù. Một số nơi tiếp nhận người mù vào làm các việc rất phụ, hứa sẽ bù đắp thu nhập do những người khác trong cơ sở gánh chịu. Nghe có vẻ bình thường, nhân đạo nhưng trên thực tế sẽ không thực hiện được. Người mù cũng không muốn hưởng theo cách này. Họ chỉ muốn sống bằng chính công sức của họ.
Dù thu nhập có thấp họ cũng vui lòng nếu đấy đúng là do công sức của họ. Hãy tổ chức sản xuất đúng cho người mù với các đặc điểm của họ. Không tổ chức cho đối tượng khác rồi đưa ké người mù vào bằng những công việc không thích hợp.
b/ Tâm lý ngại tiếp nhận người tàn tật, người mù vào sản xuất, làm việc ở các cơ sở của người bình thường.
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến người tàn tật. Năm 1966 đã ban hành Thông tư số 202-CP vận động các Hợp tác xã, các cơ sở sản xuất của người bình thường tiếp nhận người tàn tật (bao gồm người mù) vào sản xuất. Năm 1995, trong bộ Luật lao động cũng dành ra một số điều trong chương XI để quy định các doanh nghiệp phải tiếp nhận một tỷ lệ từ 2 đến 3% lao động là người tàn tật vào làm. Nếu không tiếp nhận đủ sẽ phải nộp một khoản tiền theo số người nhận thiếu. Nếu nhận vượt, sẽ được thưởng tương ứng. Tuy nhiên, không mấy nơi chịu tiếp nhận, nhất là tiếp nhận người mù. Bởi vì nước ta thừa lao động, nhận người tàn tật, người mù sinh ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Ở nhiều nước Châu âu, do sinh đẻ ít, thiếu nhân lực, những người tàn tật được huy động tối đa. Ngay trong Thế giới Đại chiến thứ hai do nhiều người phải ra mặt trận thương vong nhiều, nên các nước châu âu sử dụng người tàn tật, bao gồm người mù vào sản xuất trong các xí nghiệp, kể cả xí nghiệp quốc phòng, chế tạo máy bay, chất nổ. Tại Pháp con số lên tới 2000 người mù. Sau chiến tranh, họ cũng quy định như nước ta, các doanh nghiệp đều phải tiếp nhập một tỷ lệ nhất định người tàn tật và họ đã làm tốt. Đây là vấn đề tồn tại cần giải quyết ở nước ta, bảo đảm quyền lợi cho người tàn tật nói chung, người mù nói riêng.
4/ Người mù Việt Nam có thể tham gia sản xuất, Làm việc ở những nơi nào?
Trước hết, theo quy định của chính sách và pháp luật, người mù Việt Nam có thể tham gia sản xuất trong các doanh nghiệp của người bình thường như đã nói ở trên. Tuy nhiên, cách này còn gặp khó khăn. Cần phấn đấu để khắc phục.
Người mù có thể tham gia sản xuất trong các cơ sở giành riêng do các cấp Hội Người mù Việt Nam tổ chức hoặc do các cấp chính quyền đứng ra tổ chức. Các cơ sở này có tại hầu hết các tỉnh, thành phố đã có tổ chức Hội.
Người mù cũng có thể đứng ra xin thành lập doanh nghiệp, lập cơ sở sản xuất, mở cửa hàng, cửa hiệu và làm các việc khác theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng, người mù có thể tham gia sản xuất cùng gia đình. Có thể do người mù đứng chủ hộ hoặc là thành viên trong đó. Đó là con đường rộng mở để cho người mù vươn tới.
5/ Đảng, Nhà nước có chính sách gì giúp đỡ người mù trong sản xuất hay không?
Ngoài các chính sách đã nêu ở điểm 3 chương này, nhà nước còn ban hành chính sách đối với cơ sở sản xuất của thương, bệnh binh và người tàn tật, trong đó có quy định và ưu tiên giải quyết đất đai, cấp vốn ban đầu, miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi.
Nhà nước cũng đã có chính sách về dạy nghề, bổ túc nghề cho người tàn tật ban hành trong chương XI Bộ luật lao động.
Nhà nước cũng đã có chính sách cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Sắp tới đây sẽ ban hành Pháp lệnh về Người tàn tật.
Tất cả những chính sách trên đây tạo thuận lợi cho người tàn tật nói chung, người mù nói riêng trong phát triển sản xuất, việc làm.
Tuy nhiên, từ chủ trương, chính sách đến thực tế thi hành có khoảng cách, do nhiều nguyên nhân. Do đó, bên cạnh việc dựa vào chủ trương, chính sách, cần phát huy tính tích cực, năng động, mạnh dạn triển khai, khó khăn ách tắc ở đâu sẽ tháo gỡ ở đó. Không thụ động trông chờ, ỷ lại. Chính bằng cách này mà nhiều năm qua, trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, nhiều cấp Hội, nhiều người mù vẫn tổ chức được sản xuất, tạo việc làm. Đây là kinh nghiệm quý báu mà ta cần vận dụng.
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- LỜI GIỚI THIỆU VỀ QUYỂN SÁCH: KHẢ NĂNG CỦA NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG 1: THẾ NÀO LÀ NGƯỜI MÙ PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI MÙ CẦN NGHIÊN CỨU
- CHƯƠNG II: GIÁC QUAN VÀ SỰ BÙ ĐẮP GIÁC QUAN Ở NGƯỜI MÙ (P 1)
- CHƯƠNG II: GIÁC QUAN VÀ SỰ BÙ ĐẮP GIÁC QUAN Ở NGƯỜI MÙ (P 2)
- CHƯƠNG III: TƯ DUY TRÍ TUỆ NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG IV: THỂ LỰC NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG V: KHẢ NĂNG TỰ PHỤC VỤ, THAM GIA CÔNG VIỆC NHÀ, THAM GIA LÀM KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG VI: KHẢ NĂNG TỰ ĐI LẠI CỦA NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG VII: KHẢ NĂNG HỌC TẬP CỦA NGƯỜI MÙ
- CHƯƠNG IX: KHẢ NĂNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MÙ
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận