Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

II QUẢN LÝ SỰ HỖ TRỢ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT

2.1. Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

2.1.1 Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là gì?

Là một đơn vị hoạt động với mục đích hỗ trợ, chuyển giao kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tới nhà trường, tổ chức quần chúng, cộng đồng, gia đình trẻ khuyết tật, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Hoạt động chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được thực hiện tại Trung tâm hỗ trợ, trong các trường học, tại cộng đồng và gia đình trẻ khuyết tật thông qua đội ngũ cán bộ, giáo viên có đủ trình độ chuyên môn, nhóm hỗ trợ cộng đồng, thân nhân trẻ khuyết tật, các tình nguyện viên...

Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập khuyết tật không phải là cơ sở chuyên biệt dạy trẻ em khuyết tật (tập trung - nội trú/bán trú).

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

Quy chế giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật. chương II. Điều 9. Trường, lớp dành cho người khuyết tật, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

"2. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

Trong trường hợp UBND tỉnh cho phép thành lập các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập từ các trường chuyên biệt thì ngoài nhiệm vụ của một nhà trường, Trung tâm có thêm các nhiệm vụ sau:

a) Tư vấn cho các cơ sở giáo dục người khuyết tật học hòa nhập về giảng dạy và hỗ trợ kĩ thuật;

b) Tập hợp, huy động các chuyên gia về giáo dục khuyết tậ để hỗ trợ các cơ sở giáo dục; bồi dưỡng giáo viên; tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dỵa và chăm sóc người khuyết tật.

c) Tham mưu cho Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc giáo dục người khuyết tật;

d) Khuyến khích các địa phương phát triển mô hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật để hỗ trợ có hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập người khuyết tật".

2.1.3. Hệ thống quản lý hành chính nhà nước đối với trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

2.1.3.1 Mô hình trung tâm

Tuỳ theo từn địa phương có thể lựa chọn xây dựng một số mô hình trung tâm hỗ trợ như sau:

- Mô hình cấp tỉnh

- Mô hình cấp cụm huyện

- Mô hình cấp huyện

Trên cơ sở đó để xác định hệ thống quản lý hành chính nhà nước phù hợp với từng mô hình ở mỗi địa phương.

2.1.3.2. Mối quan hệ quản lý của Trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước.

Trung tâm hỗ trợ cần có các mối quan hệ bên ngoài và bên trong đối với rất nhiều các đối tượng, ban ngành khác nhau tại địa phương. Điều này sẽ liên quan trực tiếp đến việc xác định vị trí của trung tâm hỗ trợ trong hệ thống bộ máy quản lý hành chính nhà nước, cụ thể liên quan đến việc xác định mối quan hệ về phân cấp quản lí, cơ chế quản lí cũng như cơ chế vận hành bộ máy trong mối quan hệ bên ngoài, nguồn ngân sách,...

Mối quan hệ bên ngoài:Là mối: Là mối quan hệ trực thuộc và phối hợp.

Mối quan hệ trực thuộc có thể như sau:

- Mô hình cấp tỉnh: Trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, quyết dịnh thành lập do UBND tỉnh ban hành.

Mô hình cấp cụm huyện: Trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, quyết định thành lập do UBND tỉnh ban hành.

Mô hình cấp huyện: Có thể trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, quyết định thành lập do UBND huyện ban hành; có thể trực thuộc và chịu sự quản lí trực tiếp của Phòng Giáo dục, quyết định thành lập do UBNd huyện ban hành.

Mối quan hệ phối hợp: Phối hợp với các ban ngành chức năng khác ở cấp trên, ngang cấp hay cấp quản lý trực tuyến thì tuỳ vào đơn vị quản lý trực tiếp và đơn vị ban hành quyết định thành lập mà xác định các chức năng phối hợp trong tổ chức, triển khai thực hiện công việc.

Mối quan hệ bên trong:Là các mối quan hệ trực tuyến và phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong trung tâm. Tùy vào kiểu cơ cấu tổ chức được xây dựng mà xác định các mối quan hệ bên trong cho phù hợp.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật có thể được cơ cấu dựa trên một số các tiêu chí sau:

Dựa trên tiêu chí chuyên ngành giáo dục khuyết tật có:

- Bộ phận phụ trách giáo dục trẻ khiếm thị.

- Bộ phận phụ trách giáo dục trẻ khiếm thính.

- Bộ phận phụ trách giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ.

- Bộ phận phụ trách giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vận động...

Dựa trên tiêu chí phục vụ cho ngành, cấp học, có:

- Bộ phận phụ trách giáo dục mầm non

- Bộ phận phụ trách giáo dục tiểu học

- Bộ phận phụ trách giáo dục THCS và THPT

- Bộ phận phụ trách giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề

Dựa trên tiêu chí chức năng cụ thể của trung tâm, có:

- Bộ phận giáo dục đặc biệt.

- Bộ phận hỗ trợ giáo dục hòa nhập và hướng nghiệp dạy nghề

- Bộ phận can thiệp sớm và phục hồi chức năng.

Ngoài ra, trung tâm còn có thể cơ cáu các bộ phận chức năng khác phục vụ cho ngoài giáo dục hòa nhập tại địa phương.

Tuỳ từng địa phương, căn cứ vào tình hình và điều kiện các mặt tinh tế, xã hội, trình độ nhận thức,... có thể xây dựng cơ cấu tổ chức đảm bảo các hoạt động của Trung tâm cho phù hợp.

2.2. Sự tham gia, phối hợp của cộng đồng và chính quyền địa phương.

2.2.1. Hội đồng giáo dục và Ban điều hành giáo dục trẻ khuyết tật cấp xã

Hội đồng giáo dục cấp xã là cơ quan tham mưu cao nhất của chính quyền địa phương về giáo dục thuộc địa bàn của xã. Việc tổ chức mọi hoạt động giáo dục tại địa phương cần được Hội đồng giáo dục cấp xã trong đó bao gồm giáo dục trẻ khuyết tật, nắm được và thông qua. Hiệu trưởng trường tiểu học thông thường đại diện cho nhà trường là thành viên của Hội đồng giáo dục xã. Do đó, Hiệu trưởng nhà trường cần chủ động tham mưu cho Hội đồng giáo dục xã để đưa nội dung giáo dục trẻ khuyết tật vào trong các cuộc họp của Hội đồng và thở thành một trong các nội dung chỉ đạo hoạt động giáo dục chung của toàn xã.

Ban điêu fhành giáo dục trẻ khuyết tật của xã là bộ phận chịu trách nhiệm trước UBND và HĐND xã về công tác giáo dục trẻ khuyết tật trên địa b àn xã. Tùy theo từng địa phương, thành phần của Ban điều hành có khác nhau song thường bao gồm các thành viên sau:

- Trưởng ban: Phó chủ tịch UBND xã (thường phụ trách văn xã)

- Phó trưởng ban: 02 thành viên là Hiệu trưởng trường tiểu học và Trạm trưởng trạm y tế của xã.

- Các thành viên: Chủ tịch Hội nông dân xã, Bí thư xã Đoàn; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã; Cán bộ chuyên trách dân số; Hiệu trưởng trường mẫu giáo; Các thành viên khác,...

Sau khi được thành lập trên cơ sở chỉ đạo của Ban điều hành giáo dục trẻ khuyết tật của huyện, Ban điều hành cấp xã tiến hành một số công việc cụ thể sau:

a) Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Ban điều hành giáo dục trẻ khuyết tật, bao gồm:

- Chỉ đạo việc thành lập các nhóm hỗ trợ cộng đồng các thôn, xóm và xác định nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm.

- Lập kế hoạch phối hợp các lực lượng tiến hành các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật: Nhà trường, nhóm hỗ trợ cộng đồng, y tế, phụ nữ, nông dân,...

- Chỉ đạo các trường tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường. Tổ chức hoạt động vui chơi, văn nghệ nhân các ngày lễ tết để tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật tham gia cùng quyên góp quỹ cho hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật.

- Hàng tuần đều có những thông tin tuyên truyền trên đài truyền thanh xã về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

Sắp xếp thời gian cùng các nhóm cộng đồng đến thăm và động viên trẻ và gia đình trẻ.

b) Ban điều hành họp giao ban định kì hàng quý hoặc hàng tháng vào một ngày nhất định với các thành viên và nhóm hỗ trợ cộng động.

Các nội dung bao gồm:

- Đánh giá rút kinh nghiệm các hoạt động trong quý trước hoặc tháng trước: Kết quả đạt được, hoạt động đã thực hiện, những tồn tại, hoạt động chưa được thực hiện, nguyên nhân và cách khắc phục.

- Đánh giá các hoạt động của các thành viên Ban điều hành, nhóm hỗ trợ cộng động và độ ngũ tình nguyện viên...

- Xây dựng kế hoạch, nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động tiếp theo.

2.2.2. Nhóm hỗ trợ cộng đồng trẻ khuyết tật

2.2.2.1. Tầm quan trọng của cộng đồng đối với trẻ khuyết tật

Thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục. Nó đòi hỏi có sự phối hợp của gia đình và sự tham gia của cộng đồng cũng như những người tình nguyện và sự hỗ trợ của mọi người dân.

Thái độ tích cực của cha mẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục ở nhà trường và ngoài xã hội, vai trò của gia đình trẻ khuyết tật được tăng cường khi họ được cung cấp đầy đủ thông tin và được tham gia các hoạt động giáo dục con họ được cung cấp đầy đủ thông tin và được tham gia các hoạt động giáo dục con họ ở nhà trường cũng như tại gia đình, cộng đồng.

Sự tham gia của cộng đồng bổ sung cho các hoạt động trong nhà trường: Hỗ trợ bài tập ở nhà, luyện tập phục hồi chức năng và bù đắp cho sự thiếu hỗ trợ trẻ từ phía gia đình; cần nhấn mạnh vai trò bạn bè, những người xung quanh, hội người cao tuổi và các tình nguyện viên.

Vai trò các tổ chức, cá nhân tình nguyện:

- Giúp cha mẹ trẻ biết cách chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật;

- Giúp đỡ trẻ khuyết tật về phục hồi chức năng;

- Hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho trẻ khuyết tật và gia đình;

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về vấn đề chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật;

- Đề xuất những nhu cầu của gia đình trẻ khuyết tật với các cơ quan chức năng để có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người khuyết tật.

2.2.2.2. Xây dựng nhóm hỗ trợ cộng đồng

Nhóm hỗ trợ cọng đồnglà những thành viên trong cộng đồng dân cư ở thông hoặc xã tự nguyện góp công sức, vật chất và tinh thần, hợp tác với nhau thành một nhóm để hỗ trợ giúp đỡ một hoặc nhiều trẻ khuyết tật vượt khó khăn để hòa nhập xã hội.

Thành phần nhóm hỗ trợ cộng đồng:Tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương mà thành phần của Nhóm hỗ trợ cộng đồng có khác nhau, thông thường có đại diện: Giáo dục, Y tế, Phụ nữ, Dân số, Nông dân, Trưởng thôn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, gia đình trẻ khuyết tật, tình  nguyện viên...

Để có thể hình thành được nhóm hỗ trợ cộng đồng, nhà trường cần tham mưu, tư vấn để chính quyền (cấp xã) ra quyết định trên cơ sở đó là một tập hợp sức mạnh của các tổ chức của địa phương vào hội đồng giáo dục cấp xã, từng bước tạo cơ chế chính sách thể hiện sự hỗ trợ của cộng đồng đối với trẻ khuyết tật, gia đình trẻ và nhà trường và đó cũng chính là một những công tác xã hội trong thôn xã.

Một số yêu cầu khi xây dựng Nhóm hỗ trợ cộng đồng:

- Lựa chọn các thành viên trên cơ sở tình nguyện hỗ trợ cho gia đình và trẻ khuyết tật tại địa phương.

- Các thành viên cam kết, cộng đồng trách nhiệm vì sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và trẻ khuyết tật.

- Thành viên của nhóm hỗ trợ cộng đồng cần có y tín cao đối với gia đình trẻ khuyết tật, đối với các tổ chức đoàn thể tại cộng đồng cũng như đối với người dân tại cộng đồng đó.

- Đảm bảo có các thành phần khác nhau của cộng đồng trong Nhóm hỗ trợ cộng đồng.

2.2.2.3. Những công việc cụ thể của nhóm hỗ trợ cộng đồng

Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cha mẹ trẻvề khả năng phát triển của trẻ khuyết tật, sự đồng cảm chia xẻ từ phía cộng đồng để từ đó tin tưởng vào sự phát triển của trẻ, quan tâm giáo dục nhiều hơn đến trẻ khuyết tật.

Tư vấn chuyển giao những kiến thức và kĩ năng cần thiếtcho các thành viên gia đình trẻ khuyết tật để họ có đủ khả năng hướng dẫn con cái học trong sinh hoạt, học tập và tham gia các hoạt động trong cộng đồng, địa bàn dân cư.

Tìm nguồn lực hỗ trợ:vận động chính quyền, các đoàn thể, tổ chức quần chúng, cá nhân giúp đỡ trẻ và gia đình trẻ thông qua công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để huy động các lực lượng này tham gia.

Quy trình hỗ trợ một trẻ khuyết tật tại cộng đồng có thể tóm tắt như sau:

Sơ đồ. Quy trình hỗ trợ một trẻ khuyết tật tại cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượt xem : 5053 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo